Sơ Lược Về Hệ Thống Tái Sử Dụng Nước Thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Các hoạt động phát triển kinh tế xã hội đã gây ảnh hưởng không ít đến môi trường sinh thái và tài nguyên nước mặt, nước ngầm. Vì vậy, tái sử dụng nước thải được xem là giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường và sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên nước. Để tái sử dụng nước thải hiệu quả không thể thiếu việc trang bị một hệ thống chất lượng với công nghệ tiên tiến. Hãy cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu về hệ thống tái sử dụng nước thải qua nội dung bài viết sau đây.
1. Lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước thải – Xu hướng của thế giới
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã đẩy mạnh việc trang bị hệ thống tái sử dụng nước thải cho nhiều mục đích khác nhau. Trên thế giới, có đến 32,1% tỷ lệ nước được tái sử dụng trong tưới tiêu nông nghiệp, 6, 39% tái sử dụng nước cho hoạt động giải trí. Tại các quốc gia như Singapore, Namibia, Úc, Mỹ tái sử dụng nước thải là một phần quan trọng của cuộc sống.
Ở các quốc gia có khí hậu khô hạn như Israel, Jordan, các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, việc tái sử dụng nước thải rất phổ biến. Chẳng hạn như ở Israel, có khoảng 230 công trình tái sử dụng nước thải, chiếm khoảng 72% nước thải đô thị. Tại Trung Quốc, nhà máy tái sử dụng nước thải đô thị Gaobeidian cung cấp hơn 500.000 m3 nước tái sử dụng/ngày. Nước thải sau khi qua xử lý bậc 2 thì được tái sử dụng cho các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp.
Ở nước ta, việc tái sử dụng nước thải thường được áp dụng cho 1 phần công suất của trạm xử lý do chi phí đầu tư bị hạn chế.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã quy định quy chuẩn kỹ thuật đối với các mục đích tái sử dụng nước thải. Cụ thể như sau:
- Tái sử dụng nước thải cho mục đích sinh hoạt: Theo QCVN 02:2009/BYT.
- Tái sử dụng nước thải cho mục đích tưới cây: Theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT.
Nước ta có tỉ trọng nông nghiệp lớn nên lượng nước dùng trong hoạt động nông nghiệp cũng rất lớn. Theo dự đoán, đến năm 2030 nhu cầu sử dụng nước trong nông nghiệp lên đến 91 tỷ m3/năm.
2. Công nghệ trong hệ thống tái sử dụng nước thải
Lắp màng MBR trong hệ thống tái sử dụng nước thải: Màng lọc MBR có thể được thiết kế theo dạng module trong bể xử lý sinh học. Nước thải sau khi xử lý có thể tái sử dụng cho việc vệ sinh, tưới cây.
2.1. Màng lọc nanomet (NF)
Để tái sử dụng nước thải người ta có thể sử dụng công nghệ lọc nước nano: Đây là quá trình bơm nước vào màng lọc để loại bỏ các chất hòa tan. Trên màng có kích thước lỗ lọc siêu nhỏ, từ 1 – 10 nanomet. Ngoài ra, màng còn có tác dụng tách chất hữu cơ ra khỏi chất vô cơ, loại bỏ các ion kim loại, độc tố, làm giảm độ cứng trong nước.
Trong quá trình sử dụng màng lọc NF cũng cần lưu ý một số yếu tố gây ảnh hưởng đến hiệu suất của màng như áp lực dòng chảy, nhiệt độ của nước, nồng độ muối trong nước.
2.2. Màng lọc thẩm thấu ngược RO
Nước thải sau khi kết thúc quá trình xử lý thì được bơm vào hệ thống lọc nước có màng lọc RO. Màng thẩm thấu ngược RO có kích thước lỗ màng siêu nhỏ, nhờ áp lực của máy bơm đẩy nước qua màng, các ion muối khoáng hòa tan bị giữ lại ở phía áp lực của màng. Với kích thước lõi lọc siêu nhỏ, màng lọc RO có thể loại bỏ bằng cách giữ lại các tạp chất có kích thước 1 micromet, chi cho phân tử nước sạch đi qua màng.
Đối với các trường hợp yêu cầu chất lượng nước tốt hơn thì có thể kết hợp thêm công nghệ lọc nước EDI và tia cực tím.
Mặc dù hệ thống tái sử dụng nước thải đã ứng dụng các công nghệ lọc nước tiên tiến nhưng chúng ta không nên sử dụng nước để trực tiếp ăn uống.
3. Chuyên thi công, lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước thải
Công ty môi trường Hợp Nhất là đơn vị có hơn 10 năm kinh nghiệm trong tư vấn thiết kế, thi công và sử dụng hiệu quả nguồn nước tái sử dụng nước thải. Tùy vào mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý và tiêu chuẩn đầu ra quy định ở mỗi nơi mà chúng tôi sẽ lựa chọn công nghệ phù hợp. Bên cạnh đó, Hợp Nhất cũng chuyên lắp đặt hệ thống lọc nước RO, lọc nước sạch cho công ty sản xuất, nhà máy, bệnh viện, lọc nước tinh khiết trong sinh hoạt, ăn uống tại các khu dân cư.
Tóm lại, sử dụng nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống. Lắp đặt hệ thống tái sử dụng nước thải mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp giúp sử dụng hiệu quả nguồn nước, giúp giảm bớt tiêu thụ tài nguyên nước, giảm ô nhiễm môi trường. Đồng thời hệ thống tái sử dụng nước thải cũng giúp tiết kiệm chi phí trong việc cung cấp nước cho những việc không yêu cầu nguồn nước tinh khiết.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp
Bài viết cùng chủ đề: