Hệ thống Xử lý khí thải Hơi hóa chất
Đã kiểm duyệt nội dung
Khí thải hơi hóa chất được sinh ra từ quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp như phun sơn, tinh chế dầu mỏ, lò đốt nhôm, xử lý rác thải, dây chuyền mạ, sản xuất xi măng. Đặc tính của khí thải này là rất độc hại, đe dọa sức khỏe con người. Vì vậy, hệ thống xử lý khí thải hơi hóa chất cần đạt chuẩn để đảm bảo an toàn cho bầu không khí.
1. Các phương pháp xử lý khí thải lò hơi sản xuất hóa chất
Để xử lý khí thải lò hơi hóa chất, hiện nay có các phương pháp như:
- Phương pháp hấp thụ: Xử lý khí thải hơi hóa chất dựa trên sự tương tác giữa chất cần hấp thụ là khí thải và chất hấp thụ. Phương pháp hấp thụ có 2 dạng là hấp thụ vật lý (khuếch tán, hòa tan các chất cần hấp thụ vào chất lỏng) và hấp thụ hóa học (hấp thụ có xảy ra phản ứng hóa học gồm khuếch tán và phản ứng hóa học). Hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc vào các yếu tố như độ khuếch tán của chất khí, tốc độ chuyển hóa các chất và tốc độ phản ứng của chúng.
- Phương pháp hấp phụ: Dẫn dòng khí cần xử lý đi qua lớp vật liệu hấp phụ (than hoạt tính, geolit, silicagen, v.v…), lớp vật liệu hấp phụ sẽ giữ lại các khí độc. Phương pháp này cũng được chia thành 2 dạng là hấp phụ vật lý và hấp phụ hóa học.
- Phương pháp ướt: Nguyên lý hoạt động là dẫn luồng khí cần được xử lý và cho luồng khí tiếp xúc với chất lỏng để loại bỏ những hạt bụi có kích thước siêu nhỏ (3,5 micromet). Sau đó, bụi được giữ lại và tách ra khỏi luồng khí dưới dạng bùn.
- Phương pháp thiêu đốt: Được ứng dụng để xử lý các loại khí thải dễ cháy như khí thải hơi sơn. Cách hoạt động hệ thống hút khí sẽ hút luồng khí cần xử lý cho bào bình nén và đốt. Phương pháp đốt thường được áp dụng để xử lý các loại khí thải không thể tái sinh.
Ngoài những phương pháp trên, hiện nay để xử lý khí thải hơi hóa chất còn những phương pháp như: ngưng tụ, phương pháp lọc sinh học, phương pháp lọc túi vải.
2. Quy định về xử lý khí thải công nghiệp
Trước bối cảnh ô nhiễm không khí do khí thải từ các khu công nghiệp đang ngày càng nghiêm trọng, Nhà nước ta càng siết chặt các quy định về quản lý, kiểm soát bụi nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường.
Trong đó, Khoản 1 và Khoản 2, Điều 88 Luật BVMT 2020 quy định:
- Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải kiểm soát và xử lý bụi, khí thải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường. Bụi có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.
- Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải, thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
3. Dịch vụ xử lý khí thải hóa chất chuyên nghiệp, đạt chuẩn
Giảm thiểu nguồn khí thải gây ô nhiễm bầu không khí là trách nhiệm của doanh nghiệp, giúp bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, là nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị chuyên xử lý khí thải ở tất cả các ngành nghề sản xuất của doanh nghiệp như khí thải lò hơi sản xuất công nghiệp, khí thải sản xuất mi măng, hóa chất, khí thải bụi gỗ, khí thải chế biến hạt điều, v.v…Tùy vào thành phần, chất ô nhiễm ở mỗi nơi mà Hợp Nhất sẽ có quy trình và công nghệ xử lý phù hợp, đúng chuẩn, giúp giúp doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường.
4. Chi phí xử lý khí thải hơi hóa chất có đắc không?
Chi phí xử lý khí thải lò hơi hóa chất phụ thuộc vào các yếu tố như lưu lượng khí thải xả ra môi trường, đặc điểm, thành phần ô nhiễm của khí thải, công suất xử lý, diện tích lắp đặt hệ thống và yêu cầu về chất lượng của máy móc, thiết bị được lắp đặt trong hệ thống.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn, thiết kế, thi công và lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, hoặc cần báo giá chi phí thực hiện hệ thống xử lý khí thải cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ về Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn tận tình nhất!
5. Tài liệu tham khảo (Reference material)
Trong bài viết này, chúng tôi có sử dụng hình ảnh và tài liệu tham khảo từ một số nguồn:
- Tài liệu Bộ phận Kỹ thuật - Công trình - Công ty Môi Trường Hợp Nhất;
- Điều 88 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020;
- Tổng hợp.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Có thể bạn quan tâm: