Hệ Thống Xử Lý Nước Thải 50m3/ngày
Đã kiểm duyệt nội dung
Ví dụ một cơ sở chế biến hạt điều tại Phan Thiết với công suất 3.100 tấn sản phẩm/năm. Cơ sở có phát sinh nước thải với tổng lưu lượng khoảng 40m3/ngày (trong đó nước thải sản xuất - chủ yếu là công đoạn hấp hạt điều là 12m3/ngày.đêm, nước thải vệ sinh nhà xưởng, máy móc là 4m3/ngày, nước thải từ hệ thống xử lý khí thải là 3m3/ngày, nước thải sinh hoạt của công nhân dao động khoảng 15 – 20 m3/ngày, những lúc vào mùa thu hoạch, số lượng công nhân đông nên nước thải khoảng 20m3/ngày). Hiện nay, chủ đầu tư muốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày thì chi phí đầu tư khoảng bao nhiêu? Quy trình công nghệ xử lý như thế nào?
1. Kiểu lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày
Đối với hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, bạn có thể chọn kiểu lắp đặt module xử lý bằng inox, bồn composite hoặc xây dựng bằng bê tông cốt thép.
Dù lắp đặt, xây dựng bằng kiểu nào thì quy trình công nghệ vẫn phải được thiết kế phù hợp để xử lý tốt các thành phần ô nhiễm trong nước thải, đảm bảo nước sau xử lý đáp ứng tiêu chuẩn quy định.
Đối với hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3/ngày, diện tích lắp đặt, xây dựng có thể chiếm diện tích 50m2.
2. Công nghệ xử lý nước thải 50m3
Công nghệ xử lý nước thải ở mỗi cơ sở sản xuất sẽ được thiết kế khác nhau tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm ô nhiễm của loại nước thải. Đối với nước thải ở ví dụ trên thì quy trình công nghệ được thực hiện như sau:
Nước thải > Hố thu gom > Bể điều hòa > Bể trung hòa > Bể keo tụ > Bể tạo bông > Bể lắng 1 > Bể Anoxic > Bể sinh học hiếu khí MBBR > Bể lắng 2 > Bể khử trùng > Nguồn tiếp nhận
2.2. Thuyết minh công nghệ xử lý
Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại 3 ngăn và nước thải sinh hoạt từ căn tin sẽ được xử lý sơ bộ qua bể tách dầu mỡ sau đó được thu gom tập trung về hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày.
- Hố thu gom + giỏ chắn rác: Có tác dụng thu gom tất cả nước thải của cơ sở sản xuất, đồng thời loại bỏ rác thô, sau đó bơm đến bể điều hòa.
- Bể điều hòa: Tại đây, nước thải được ổn định cả về lưu lượng và nồng độ sau đó được bơm tới cụm bể tuyển nổi vi bọt để xử lý tiếp theo.
- Bể trung hòa: Tại đây hóa chất điều chỉnh được châm tự động theo sự điều khiển của thiết bị kiểm soát pH tự động, nước thải được trung hòa về môi trường pH trung tính tại bể trung hòa sau đó nước thải tự chảy qua bể keo tụ và bể tạo bông.
- Bể keo tụ, tạo bông:
- Tại đây nước thải được châm thêm hóa chất keo tụ là Polymer để tạo quá trình keo tụ và kết tủa của nước thải. Sau khi nước thải được hòa trộn với hóa chất keo tụ sẽ chảy qua bể keo tụ tạo bông tại thời điểm này bơm tạo áp hút nước từ ngăn bể phản ứng bơm vào bồn tạo áp kết hợp với khí nén thổi liên tục với áp lực cao từ máy nén khí vào.
- Nước thải sau khi hòa trộn với khí được thổi từ đáy ngăn keo tụ tạo bông thông qua hệ thống đường ống phân phối.
- Các cặn lơ lửng sẽ bám vào các vi bọt theo tỉ trọng nhẹ hơn nước sẽ nổi lên trên mặt ngăn tuyển nổi, sau đó các bã bọt được thiết bị gạt bã gạt đưa về bể phân hủy bùn.
- Nước thải sau khi được loại bỏ các thành phần cặn, huyền phù lơ lửng tiếp tục chảy sang công đoạn lắng hóa lý 01.
- Bể lắng 01: Các bông cặn theo nguyên lý trọng lực sẽ lắng xuống đáy bể, phần nước trong sau khi đã loại bỏ một phần cặn bể lắng hóa lý 01 sẽ tự chảy qua cụm xử lí nước thải sinh học. Bùn thải ở bể lắng hóa lý 01 được thu ở đáy, xả chảy về bể phân hủy bùn. Nước thải sau khi loại bỏ hoàn toàn lượng chất rắn lơ lửng sẽ phân phối đúng lưu lượng về các cụm xử lý nước thải sinh học.
- Bể sinh học thiếu khí (bể anoxic): Tại bể anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa và Photphorit để xử lý N, P.
- Quá trình Nitrat hóa xảy ra như sau: Hai chủng loại vi khuẩn chính tham gia vào quá trình này là Nitrosomonas và Nitrobacter. Trong môi trường thiếu oxy, các loại vi khuẩn này sẻ khử Nitrat (NO3-) và Nitrit (NO2-) theo chuỗi chuyển hóa: NO3- → NO2- → N2O → N2↑
- Khí nitơ phân tử N2 tạo thành sẽ thoát khỏi nước và ra ngoài. Như vậy là nitơ đã được xử lý.
- Quá trình Photphorit hóa: Chủng loại vi khuẩn tham gia vào quá trình này là Acinetobacter. Các hợp chất hữu cơ chứa photpho sẽ được hệ vi khuẩn Acinetobacter chuyển hóa thành các hợp chất mới không chứa photpho và các hợp chất có chứa photpho nhưng dễ phân hủy đối với chủng loại vi khuẩn hiếu khí.
- Để quá trình Nitrat hóa và Photphoril hóa diễn ra thuận lợi, tại bể Anoxic bố trí máy khuấy chìm với tốc độ khuấy phù hợp. Máy khuấy có chức năng khuấy trộn dòng nước tạo ra môi trường thiếu oxy cho hệ vi sinh vật thiếu khí phát triển. Ngoài ra, để tăng hiệu quả xử lý và làm nơi trú ngụ cho hệ vi sinh vật thiếu khí, tại bể Anoxic lắp đặt thêm hệ thống đệm sinh học được chế tạo từ nhựa PVC, với bề mặt hoạt động 230 ÷ 250 m2/m3. Hệ vi sinh vật thiếu khí bám dính vào bề mặt vật liệu đệm sinh học để sinh trưởng và phát triển.
- Bể sinh học hiếu khí Aerotank + MBBR:
- Tại đây, nước thải kết hợp với bùn hoạt tính và tăng cường bổ sung bằng vật liệu tiếp xúc giá thể di động MBBR được cấu tạo dạng tròn tạo môi trường tối ưu cho vi sinh vật bám dính bên trong giá thể và một số chủng vi sinh vật đặt hiệu cho quá trình phân hủy hiếu khí. Không khí được đưa vào tăng cường bằng máy thổi khí đảm bảo lượng oxy hòa tan trong nước thải luôn lớn hơn 02 mg/l.
- Giai đoạn này sẽ diễn ra quá trình phân hủy hiếu khí xử lý nồng độ COD và BOD đáng kể, sản phẩm của quá trình này chủ yếu sẽ là khí CO2 và sinh khối vi sinh vật tồn tại dưới dạng bùn hoạt tính khối lượng. Trong quá trình xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí sẽ có một phần vi sinh vật được sinh ra và hơn một phần vi sinh vật bị chết đi tạo thành bùn chết. Để đảm bảo lượng vi sinh được duy trì ổn định thì tại bể này được lắp đặt bơm định lượng vi sinh vật bơm bổ sung vi sinh vào bể khi có hệ thống hoạt động xử lý.
- Bể lắng 02: Sau quá trình xử lý sinh học hiếu khí, nước thải được đưa đến bể lắng. Tại bể lắng, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể. Một phần bùn lắng ở bể lắng được bơm tuần hoàn trở về bể xử lý hiếu khí, phần bùn dư được bơm vào bể chứa bùn. Sau đó nước thải chảy vào bể khử trùng.
- Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, một lượng hóa chất Chlorine được bơm vào bể nhằm oxy hóa tế bào vi sinh vật gây bệnh. Sau đó nước thải được bơm lên bồn lọc áp lực (có chứa các lớp vật liệu lọc) nhằm loại bỏ lượng chất rắn lơ lửng còn lại. Cuối cùng, nước thải có thể xả vào nguồn tiếp nhận.
- Bể chứa bùn: Chứa bùn dư từ hệ thống xử lý, bùn sẽ được làm giảm thể tích và được đơn vị có chức năng thu gom, mang đi xử lý định kỳ.
2.3. Thông số kỹ thuật từng hạng mục công trình
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo thông tin về hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày thì có thể tham khảo các hạng mục công trình như sau:
STT |
Tên công trình |
Thông số kỹ thuật |
Thể tích hữu dụng (m3) |
1 |
Bể thu gom |
Kích thước: dài x rộng x cao =
|
8 |
2 |
Bể điều hòa |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
38,28 |
3 |
Bể trung hòa |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
4,36 |
4 |
Bể keo tụ |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
4,36 |
5 |
Bể tạo bông |
Kích thước: dài x rộng x cao = Kết cấu: bê tông cốt thép, dày 200 mm |
4,36 |
6 |
Bể lắng 1 |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
15,97 |
7 |
Bể Anoxic |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
15,97 |
8 |
Bể sinh học hiếu khí MBBR |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
23,10 |
9 |
Bể lắng 2 |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
6,60 |
10 |
Bể khử trùng |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
15,97 |
11 |
Bể chứa bùn |
Kích thước: dài x rộng x cao = |
15,97 |
2.4. Danh sách thiết bị sử dụng trong hệ thống
STT |
Tên thiết bị + Đặc tính kỹ thuật |
Đơn vị |
Cái |
1 |
Giỏ chắn rác bể thu gom |
Cái |
1 |
2 |
Giỏ chắn rác bể điều hòa |
Cái |
1 |
3 |
Bơm nước thải bể thu gom Công suất: 1/2 HP |
Cái |
2 |
4 |
Phao báo mức bể thu gom |
Cái |
1 |
5 |
Bơm nước thải bể điều hòa |
Cái |
2 |
6 |
Phao báo mức bể điều hòa |
Cái |
1 |
7 |
Thiết bị kiểm soát pH tự động |
Bộ |
1 |
8 |
Thiết bị khuấy trộn tại bể trung hòa, bể keo tụ và bể tạo bông |
Bộ |
3 |
9 |
Bơm định lượng hóa chất |
Cái |
4 |
10 |
Bồn đựng hóa chất |
Cái |
4 |
11 |
Bơm bùn chìm bể lắng 1 |
Cái |
1 |
12 |
Thiết bị khuấy trộn tại bể trung hòa, bể keo tụ và bể tạo bông |
Bộ |
1 |
13 |
Máy thổi khí |
Cái |
2 |
14 |
Đĩa phân phối khí tinh |
Cái |
28 |
15 |
Bơm bùn chìm bể MBBR |
Cái |
1 |
16 |
Bơm bùn chìm bể lắng 2 |
Cái |
1 |
17 |
Tủ điện điều khiển |
Cái |
1 |
18 |
Đồng hồ đo lưu lượng nước thải DN50 |
Cái |
1 |
3. Chi phí lắp đặt, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 50m3
Nắm rõ chi phí đầu tư hệ thống xử lý nước thải 50m3 sẽ giúp chủ đầu tư có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý.
3.1. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt 50m3/ngày
- Đối với hình thức lắp đặt bằng module bằng inox, composite: Chi phí dao động từ 700 đến 900 triệu đồng
- Đối với hình thức xây dựng hệ thống bằng bê tông: Chi phí dao động từ 1 tỷ đến 1,2 tỷ đồng
3.2. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất 50m3/ngày
- Đối với hình thức lắp đặt bằng module bằng inox, composite: 1,5 tỷ đến 1,8 tỷ đồng
- Đối với hình thức xây dựng hệ thống bằng bê tông: 1,8 tỷ đồng đến 2 tỷ đồng
***Lưu ý: Chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo bởi thực tế việc thiết kế, lắp đặt hoặc xây dựng hệ thống xử lý nước thải ở mỗi nơi sẽ rất khác nhau do khác nhau về đặc trưng ô nhiễm của nước thải, yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý (tiêu chuẩn cột A hay cột B), diện tích, yêu cầu về chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị trong hệ thống, v.v…
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải 50m3/ngày. Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo thêm các hệ thống xử lý nước thải với công suất phù hợp với quy mô của nhà máy/cơ sở của mình, hãy liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc ĐỂ LẠI CÂU HỎI để được hỗ trợ nhanh chóng.