Hệ Thống Xử Lý Nước Thải 800m3/Ngày
Đã kiểm duyệt nội dung
Một dự án xây dựng mới khu dân cư có diện tích 110.075m2 quy mô dân số khoảng 3.950 người. Dự kiến khi dự án đi vào hoạt động sẽ có phát sinh nước thải với lưu lượng lớn nhất là khoảng 800m3/ngày.đêm. Để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và hoàn thiện hồ sơ môi trường, chủ đầu tư dự án đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải 800m3/ngày. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với công suất thiết kế là 800m3/ngày.đêm.
1. Nguồn phát sinh và đặc điểm, tính chất nước thải
Đối với dự án xây dựng khu dân cư này, nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, không có nước thải sản xuất và các nguồn phát sinh nước thải bao gồm:
- Nước thải từ hoạt động sinh hoạt: Trong thành phần nước thải có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật gây bệnh như: E.Coli, Coliform,…
- Nước thải vệ sinh phòng rác: Trong thành phần nước thải có chứa các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD/COD) và vi sinh vật gây bệnh như: E.Coli, Coliform, chất hoạt động bề mặt,…
- Nước thải từ quá trình lau sàn, vệ sinh nhà cửa: Nước thải có chứa phần lớn các chất ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh, cặn lơ lửng, chất hoạt động bề mặt và các hóa chất dùng để tẩy rửa. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là BOD5, COD, TSS, tổng N, tổng P.
- Nước thải nhà bếp: Nước thải nhà bếp chứa dầu mỡ và phế thải thực phẩm từ nhà bếp, rửa bát đũa,...: Loại nước thải này chứa nhiều các chất hữu cơ (BOD, COD) và các nguyên tố dinh dưỡng khác (N, P). Các chất bẩn trong nước thải loại này dễ bị phân hủy sinh học.
Đặc điểm của nước thải: Thành phần phát sinh trong nước thải sinh hoạt và nước thải xây dựng chủ yếu là các chất: TSS, dầu mỡ động thực vật, sunfua, amoni, các chất hoạt động bề mặt, coliform.
Riêng nước thải từ nhà bếp thường có chứa lượng dầu mỡ khác cao, chúng dễ gây mùi, là, tắc nghẽn đường ống thu gom và gây ô nhiễm môi trường, ngăn cản sự khuếch tán oxy trên bề mặt, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật nếu không có biện pháp xử lý phù hợp.
2. Hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3/ngày.đêm
Sơ đồ công nghệ xử lý: Căn cứ vào đặc tính nước thải đầu vào và điều kiện thực tế của dự án, chủ dự án đã lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công nghệ sinh học kết hợp giá thể vi sinh di động MBBR.
Hệ thống thu gom
- Nước thải các hộ dân > Bể tự hoại 3 ngăn > Hệ thống XLNT sinh hoạt tập trung > Nguồn tiếp nhận
- Nước thải từ nhà bếp > Bể tách dầu mỡ > Hệ thống XLNT tập trung
Toàn bộ nước thải của công trình phải được xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A) trước khi đấu nối vào nguồn tiếp nhận. Do vậy, chủ dự án cam kết xây dựng một hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT (cột A).
Sơ đồ công nghệ
Nước thải > Bể gom + tách mỡ, rác > Bể điều hòa > Bể thiếu khí > Bể hiếu khí Aerotank > Bể lắng sinh học > Bể khử trùng > Hố ga thoát nước > Nguồn tiếp nhận.
Thuyết minh quy trình công nghệ
- Bể thu gom: Thu gom tập trung toàn bộ lượng nước thải sinh hoạt về thành một nguồn duy nhất. Tại đây cũng được bố trí thiết bị tách rác nhằm thu gom, loại bỏ rác, cặn chất rắn có kích thước lớn hơn 20mm nhằm bảo vệ máy móc, đường ống và các công trình xử lý phía sau.

- Bể điều hòa: Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, tạo ra chế độ làm việc ổn định cho các công trình xử lý phía sau. Trong bể điều hòa có bố trí hệ thống sục khí nhằm xáo trộn đều các chất ô nhiễm, ngăn tình trạng phân hủy kỵ khí gây mùi. Sau khi qua bể điều hòa, lượng BOD, COD giảm khoảng 5 – 10% và sau đó được bơm vào bể xử lý thiếu khí.
- Bể thiếu khí: Diễn ra quá trình khử nitrate- nitrogen thành khí N2, N2O, NO với sự tham gia của vi sinh vật hiếu khí và quá trình hoạt động của máy khuấy chìm. Tại bể cũng xử lý một phần COD trước khi đưa vào bể sinh học hiếu khí.
- Bể hiếu khí MBBR: Hệ vi sinh vật hiếu khí xử lý N và P thông qua quá trình Nitrat hóa và Photphoril. Quá trình xử lý hiếu khí với việc bố trí giá thể vi sinh MBBR giúp tăng hiệu suất xử lý.
- Quá trình Nitrat hóa: NO3- ---> NO2- --- > N2O ---> N2
- Quá trình Photphorit hóa: NO3- + CH3OH = > CO2 + N2 + H2O + OH-
- Bể hiếu khí Aerotank: Diễn ra quá trình phân hủy sinh học của các hợp chất hữu cơ nhờ vào hệ vi sinh vật hiếu khí. Trong bể hệ thống phân phối khí hoạt động liên tục nhằm đảm bảo nồng độ oxy duy trì ở mức 2 – 4mg/l để cung cấp đủ dưỡng khí cần thiết cho vi sinh vật hoạt động.
- Bể lắng sinh học: Tách bùn hoạt tính trong nước thải sau khi ra khỏi bể xử lý sinh học.
- Bể lắng: Lắng bùn sinh học từ quá trình xử lý hiếu khí
- Bể khử trùng: Nước sau khi lắng được đưa qua bể khử trùng. Tại bể, các vi khuẩn độc hại như Ecoli, Coliform,… được xử lý trước khi nước được đưa qua bể chứa nước thải sau xử lý.
- Bể chứa nước thải sau xử lý: Nước thải sau quá trình xử lý đảm bảo yêu cầu chất lượng cột A theo QCVN 14:2008/BTNMT được dẫn vào bể chứa. Tại đây, nước thải tự chảy ra hố ga thu nước thải ngoài nhà sau đó chảy ra nguồn tiếp nhận.
- Xử lý bùn: Bùn thu được tại bể lắng sinh học 80% được bơm tuần hoàn lại bể thiếu khí nhằm mục đích tăng hiệu quả xử lý và giảm chi phí xử lý bùn phát sinh, phần bùn dư còn lại được bơm về bể chứa bùn. Nước trong từ bể chứa bùn được dẫn về bể điều hòa.
Quý doanh nghiệp cần tư vấn hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt cho công ty của mình, liên hệ ngay Môi trường Hợp Nhất bấm TRAO ĐỔI VỚI CHUYÊN VIÊN.
3. Thông số kỹ thuật các bể xử lý trong hệ thống XLNT
STT |
HẠNG MỤC |
THÔNG SỐ KỸ THUẬT |
1 |
Bể thu gom, tách mỡ, tách rác |
- Kích thước: D x R x Hnước (Htổng ) = 2.25 x 4.0x 3.5= 31.5 m3 |
2 |
Bể điều hòa |
- Kích thước một đơn nguyên: D x R x Hnước (Htổng ) = 6.0 x 7.2 x 3.5= 151.2 m3 |
3 |
Bể thiếu khí |
- Kích thước một đơn nguyên: D x R x Hnước (Htổng ) = 4.5 x 7.2 x 3.5= 113.4m3 |
4 |
Bể hiếu khí |
- Kích thước một đơn nguyên: D x R x Hnước (Htổng ) |
5 |
Bể lắng sinh học |
- Thời gian để bùn lắng trong khoảng 3 - 9 giờ |
6 |
Bể trung gian + khử trùng |
Thời gian lưu nước là 1-5 giờ |
7 |
Bể xử lý bùn thải |
- Kích thước bể: D x R x Hnước (Htổng) = 2.8x 2.25 x 3.5 m |
Tìm hiểu thêm: Các loại bể trong hệ thống xử lý nước thải
4. Kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3
Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 800m3 khoảng từ 10 tỷ đến 17 tỷ đồng. Lưu ý, chi phí này chỉ mang tính chất tham khảo và khác nhau ở mỗi dự án bởi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra, công nghệ xử lý, kiểu hình xây dựng, lắp đặt, diện tích thi công hệ thống, yêu cầu về chất lượng của máy móc, thiết bị lắp đặt trong hệ thống, vị trí xây dựng hệ thống, v.v…
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải công suất 800m3/ngày.đêm. Mỗi hệ thống với công suất khác nhau sẽ có những thông số kỹ thuật và chi phí khác nhau.
Nếu Anh/Chị đang tìm nhà thầu chuyên thi công, xây dựng hệ thống xử lý nước thải, xin vui lòng liên hệ Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng.