Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Công Suất 700m3/ngày.đêm


89 Lượt xem - Update nội dung: 10-03-2025 11:20

Đã kiểm duyệt nội dung

Nhà máy chế biến cá tra đông lạnh xuất khẩu có công suất 4.850 tấn sản phẩm/năm. Trong quá trình hoạt động có phát sinh nước thải sản xuất với công suất 680m3/ngày.đêm (nước thải sản xuất: 480m3/ngày.đêm và nước thải sinh hoạt: 200m3/ngày.đêm). Để đảm bảo các quy định về bảo vệ môi trường, chủ nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 700m3/ngày.đêm. Nếu doanh nghiệp của bạn đang có có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất tương đương công suất này thì có thể tham khảo hệ thống này.

Hệ thống xử lý nước thải công suất 700m3

1. Nguồn phát sinh và đặc điểm, tính chất nước thải

Nước thải phát sinh tại nhà máy đến từ 2 nguồn chính là nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt.

Quy trình chế biến cá: Tiếp nhận nguyên liệu > Rửa nguyên liệu > Cắt hầu > Xả tiết > Fillet > Rửa 2 > Lạng da > Tạo hình > Rửa 3 > Soi ký sinh trùng > Phân loại, phân cỡ > Cân > Rửa 4 > Cân > Bao gói hút chân không, ghi nhãn sản phẩm > Đóng thùng carton > Dò kim loại > Bảo quản > Xuất hàng – Vận chuyển

- Nước thải sản xuất (480m3/ngày.đêm): Nước thải từ dây chuyền sản xuất (rửa nguyên liệu là chủ yếu), nước thải từ quá trình vệ sinh nhà máy, bến bãi, dây chuyền sản xuất, dụng cụ, nước từ quá trình rửa lọc, xả cặn.

  • Đặc điểm của nước thải sản xuất: Chứa mỡ cá, máu cá, gân, xương, nội tạng, vảy cá, vụn cá, protein, chất phụ gia, mùi tanh.

- Nước thải sinh hoạt (200m3/ngày.đêm): Nước thải từ nhà vệ sinh, nước rửa tay chân, giặt giũ, nước thải từ căn tin, nhà bảo vệ, văn phòng.

  • Đặc điểm của nước thải sinh hoạt: Chứa cặn bẩn, chất hữu cơ, dầu mỡ, chất tẩy rửa, vi sinh vật, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng.

Từ việc phân tích tính chất, đặc điểm nước thải, công nghệ được thiết kế để xử lý nước thải là phương pháp tuyển nổi kết hợp phương pháp sinh học.

2. Hệ thống xử lý nước thải công suất 700m3/ngày.đêm

2.1. Diện tích lắp đặt và chi phí đầu tư

- Diện tích lắp đặt: 700m2 đến 1000m2.

- Chi phí đầu tư: Dao động từ 8,5 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng.

Chi phí này tại doanh nghiệp là khác nhau có nhiều yếu tố chi phối như: Kiểu lắp đặt, công nghệ xử lý, chất lượng nước thải sau khi xử lý, đặc điểm mặt bằng, diện tích thi công, yêu cầu về chất lượng của máy móc, thiết bị trong hệ thống, giá vật tư tại mỗi thời điểm, v.v….

2.2. Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải 700m3/ngày.đêm

Quy trình công nghệ

Nước thải đầu vào (nước thải từ quá trình sản xuất, chế biến các tra; nước thải sinh hoạt, nước thải căn tin, nước thải vệ sinh nền Nhà máy, bến bãi, dây chuyền, dụng cụ; nước thải từ quá trình rửa lọc xả cặn của hệ thống xử lý nước thải) > Kênh dẫn/bể tách mỡ > Hố gom > Bể tuyển nổi > Bể ổn định > Bể UASB > Bể Anoxic > Bể Aerotank > Bể lắng cuối > Bể chứa bùn > Bể khử trùng > Hố ga sau xử lý > Hố ga đấu nối CCN.

Quy chuẩn áp dụng: Cột B, QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản;

Thuyết minh quy trình công nghệ

- Hố gom: Cụm bơm nước thải đặt tại bể tách mỡ sẽ bơm luân chuyển nước thải qua HTXLNT 700m3/ngày.đêm. Hố gom tại HTXLNT này nhằm chứa nước thải và một phần công dụng tách, thu hồi lớp mỡ cá nổi lên bề mặt. Nước thải từ hố gom này sẽ chảy qua bể tuyển nổi (DAF).

- Tại bể tách mỡ: lượng nước thải tẩy rửa vệ sinh nhà máy phát sinh vào cuối ca sản xuất sẽ dẫn về tập trung tại kênh dẫn và chảy về bể tách mỡ (dùng chung cho cả 02 hệ thống). Lúc này, lượng nước thải khác sẽ được bơm rút phân bổ về hệ thống xử lý, riêng lượng nước tẩy rửa này bằng máy bơm chìm sẽ được bơm về bể chứa nước tẩy rửa qua đường ống PVC.

- Bể tuyển nổi DAF: Nước thải từ hố gom chảy qua bể tuyển nổi. Nguyên lý hoạt động của bể theo cơ chế tự nhiên, những hạt dầu mỡ kỵ nước và chất rắn trọng lượng nhẹ sẽ tự nổi lên bề mặt. Nước thải được lưu tại bể với thời gian lưu thích hợp nhằm loại ra khỏi nước thải mỡ cá còn lại và các tạp chất phân tán không tan, khó lắng khác. Lượng mỡ, váng nổi này sẽ được công nhân của nhà máy vớt thu hồi thủ công cho vào thùng hoặc bao chứa. Nước sau vùng tuyển nổi sẽ được thông đáy qua 1 vách chắn đến vùng thu nước, nước thải tại đây sẽ được chảy qua bể ổn định.

Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải
Bể tuyển nổi trong xử lý nước thải (ảnh minh họa)

- Bể ổn định: Nước thải sau bể tuyển nổi được chảy về bể ổn định, nước thải được lưu chứa tập trung tại đây, bể gồm 03 ngăn nước thông nhau bằng lỗ thông bố trí trên các vách ngăn, bể có chức năng:

  • Ổn định lưu lượng, lưu trữ nước thải phát sinh vào những giờ cao điểm và phân phối nước đều cho bể phía sau;
  • Kiểm soát các dòng nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, ổn định dòng chảy, ổn định chất bẩn, ổn định pH;
  • Tránh gây quá tải cho các công trình xử lý phía sau;
  • Giữ vai trò là bể chứa nước thải khi hệ thống dừng lại để sửa chữa hay bảo trì.

- Bể UASB: Quá trình phân hủy tại bể này làm giảm lượng bùn sinh ra quá trình xử lý hiếu khí tiếp theo, giảm được chi phí xử lý bùn. Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tuỳ nghi để phân huỷ các hợp chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, ở điều kiện nhiệt độ, pH thích hợp và không có oxi hoà tan tạo điều kiện để cho ra các sản phẩm dạng khí (chủ yếu là CO2, CH4).

- Bể thiếu khí (Anoxic): Tại đây diễn ra quá trình khử nitrat, ni-trít giải phóng khí Ni-tơ ra môi trường. Tại đây nước thải và bùn vi sinh có đủ thời gian để phản ứng, lượng oxy được khuếch tán tự nhiên từ bề mặt bể, lượng oxy hoà tan trong bể duy trì 0 < DO < 1,0 mg/L giúp quá trình khử nitrat và xử lý các hợp chất ô nhiễm diễn ra hiệu quả hơn. Hỗn dịch nước thải và bùn vi sinh sau xử lý tại bể thiếu khí sẽ tự chảy qua ngăn hiếu khí để tiếp tục quy trình xử lý.

- Bể hiếu khí (Aerotank): Nước thải từ bể Anoxic sẽ theo ống dẫn chảy vào bể hiếu khí ngăn. Bể hiếu khí gồm 04 bể thông nhau có thời gian lưu đủ dài để các vi sinh vật oxy hoá phân huỷ các chất ô nhiễm. Hỗn dịch nước thải và bùn vi sinh từ bể hiếu khí sẽ chảy vào bể lắng cuối.

- Bể lắng cuối: Bể này có chức năng loại bỏ các bông cặn sinh học ra khỏi nước thải theo nguyên tắc trọng lực. Phần bông cặn có tỷ trọng nặng hơn nước nên sẽ lắng xuống đáy bể và được thu gom về rốn thu bùn nhờ vào hệ thống gạt bùn, phần nước trong sẽ tràn lên phía trên được thu lại nhờ vào máng thu nước. Tại đây, bùn tại rốn bể lắng sẽ được thông đáy về bể chứa bùn trung gian. Lượng bùn dư sẽ được bơm về bể chứa bùn. Sau đó nước thải trong được dẫn sang bể khử trùng.

- Bể khử trùng: Cuối cùng là giai đoạn khử trùng, ở bể Chlorine được cung cấp bởi bồn pha hóa chất điều chỉnh bằng bơm định lượng nhằm loại bỏ vi khuẩn và các mầm bệnh. Hóa chất trộn với nước thải và chảy qua các vách ngăn để đảm bảo sự pha trộn giữa nước thải thời gian tiếp xúc của hóa chất. Nước thải sau xử lý từ bể khử trùng đạt cột B, QCVN 11-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải chế biến thủy sản sẽ qua đồng hồ lưu lượng xả vào hố ga sau xử lý tiếp tục đấu nối vào tuyến cống thu gom nước thải chảy về HTXLNT tập trung của địa phương.

- Bể chứa bùn trung gian: Lượng bùn tại rốn thu bùn của bể lắng sinh học sẽ thông chảy về bể chứa bùn trung gian này. Tại bể này sẽ đặt cụm bơm chìm nhằm mục đích bơm hoàn lưu một phần về cụm bể thiếu khí và bể để cung cấp lại lượng vi sinh vật của hệ thống, phần bùn dư sẽ bơm xả về bể nén bùn.

- Bể chứa nước tẩy rửa, vệ sinh: Lượng nước tẩy rửa phát sinh cuối ca sản xuất sẽ được bơm chứa tại cụm bể này. Do tính chất nước thải chứa nồng độ chất tẩy chlorine và xà phòng cao nên ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của vi sinh. Lượng nước tẩy rửa, vệ sinh trong ngày sẽ được lưu chứa tại đây. Trong bể có lắp đặt hệ sục khí cấp bởi máy thổi khí sẽ cấp khí xáo trộn liên tục, thời gian sục kéo dài trong 12 giờ giúp để loại bỏ nồng độ chlorine trong nước. Lượng nước thải này sau khoảng thời gian sục khí, hôm sau sẽ được bơm qua bể tuyển nổi (DAF) bằng ống PVC tiếp tục các công đoạn xử lý tiếp theo.

- Bể nén bùn: Lượng bùn dư từ bể chứa bùn, bùn nổi từ bể anoxic và bể tuyển nổi được chuyển về bể nén bùn, nhằm chứa lượng bùn dư thải bỏ từ bể chứa bùn trung gian, một phần váng bùn nổi của bể tuyển nổi sẽ được thu gom tập trung tại đây, bể nén bùn giúp tăng khả năng loại bỏ nước khỏi bùn, để giảm thể tích bùn đem đi xử lý, tiết kiệm chi phí cho nhà máy. Lượng nước sau lắng bùn sẽ được hoàn lưu về bể gom xử lý, còn lượng bùn nén tại đáy bể sẽ được phân định và Chủ cơ sở ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu hút và xử lý định kỳ đúng theo quy định của Nhà nước.

Công ty chuyên xử lý nước thải công nghiệp
Công ty chuyên xử lý nước thải công nghiệp (ảnh minh họa)

3. Thông số kỹ thuật của hệ thống xử lý nước thải công suất 700m3/ngày.đêm

STT

Hạng mục + Số lượng

Kích thước

Thể tích

Vật liệu

1

Hố gom
(1 hố)

Kích thước xây dựng lọt lòng: D x R x C = 3,95×1,8×6,0
Chiều cao hữu dụng: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng: 42,66 (m3)
Thể tích hữu dụng: 38,4 (m3)
Thời gian lưu nước: 1,3 (giờ)

BTCT

2

Bể tuyển nổi (DAF) (1 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
D×R×C=6,15×1,8×6,0
Chiều cao hữu dụng: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng: 66,42 (m3)
Thể tích hữu dụng:
59,8 (m3)
Thời gian lưu nước: 2,0 (giờ)

BTCT

3

Bể ổn định

(3 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng 03 bể:
Bể 1:D×R×C
=10,3×6,6×6,0
Bể 2:D×R×C
=10,3×6,5×6,0
Bể 3:D×R×C
=10,3×6,7×6,0
Chiều cao hữu dụng: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng: 407,9(m3)
- Bể 1: 401,7 (m3)
- Bể 2: 414,0 (m3)

Thể tích hữu dụng:
- Bể 1: 367,1 (m3)
- Bể 2:  361,5 (m3)
- Bể 3: 372,6 (m3)

Thời gian lưu nước:
- Bể 1: 12,2 (giờ)
- Bể 2: 12,0 (giờ)
- Bể 3: 12,4 (giờ)

BTCT

4

Bể yếm khí
(UASB)
(1 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
D×R×C=19,6×8,3×6,0
Chiều cao hữu dụng: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng: 976,08 m3
Thể tích hữu dụng:
878,5 (m3)

Thời gian lưu nước:

2,9 (ngày)

BTCT

5

Bể thiếu khí
(ANOXIC)

(2 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng 02 bể:
Bể 1: D×R×C=8,3×1,2×2,0
Bể 2: D×R×C=6,0×6,0×6,0
Chiều cao hữu dụng:
Bể 1: 1,4 (m)
Bể 2: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng:
Bể 1: 19,92 m3
Bể 2: 216 m3
Thể tích hữu dụng:
Bể 1: 14 m3
Bể 2: 194,4 m3
Thời gian lưu nước:
Bể 1: 1,1 (giờ)
Bể 2: 15,5 (giờ)

 

BTCT

6

Bể hiếu khí
(Aerotank)

(4 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng tổng bể:
D×R×C =23,4×16,5×5,0m
Chiều cao hữu dụng: 4,4
(m)

Thể tích xây dựng
tổng bể (bao gồm
lắng): 1930,5 (m3)
Thể tích xây dựng
bể hiếu khí: 1640,2 (m3)
Thể tích hữu dụng
tổng bể (bao gồm
lắng): 1698,84 (m3)
Thể tích hữu dụng
bể hiếu khí: 1443,38 (m3)
Thời gian lưu nước:
115,47 (giờ) tương
ứng 28,8 giờ/bể;

BTCT

7

Bể lắng cuối (1 bể)

Đường kính xây dựng phủ
bì:
Đường kính×H=8,6×5,0
Đường kính lọt lòng:
Đường kính×H=8,0×5,0

Chiều cao hữu dụng:
4,4 (m)

Thể tích xây dựng:
290,3 (m3)
Thể tích hữu dụng:
221,06 (m3)
Thời gian lưu nước

17,6 (giờ)

BTCT

8

Bể khử trùng
gồm 05 ngăn

(1 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
D×R×C=8,25×1,8×3,5
Kích thước từng ngăn:
Ngăn 1/2/3/4:
D×R×C=1,8×1,5×3,5
Ngăn 5:
D×R×C=1,8×1,450×3,5
Chiều cao xây dựng: 3,5 (m)
Chiều cao hữu dụng: 2,9 (m)

Thể tích xây dựng
tổng bể: 52 (m3)
Thể tích hữu dụng:
43,1 (m3)
Thời gian lưu nước:
3,4 (giờ)

BTCT

9

Bể chứa bùn

(1 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
D×R×H=1,8×1,2×5,0
Chiều cao hữu dụng: 4,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng bể: 10,8 (m3)
Thể tích hữu dụng:
9,5 (m3)

BTCT

10

Bể chứa nước
tẩy rửa, vệ
sinh

(2 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
Bể 1:D×R×H=3,2×1,8×5,0
Bể 2:D×R×H=3,2×1,8×5,0
Chiều cao hữu dụng: 4,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng bể:
Bể 1: 29,0 (m3)
Bể 2: 29,0 (m3)
Thể tích hữu dụng:
25,3 (m3)/bể

BTCT

11

Bể nén bùn

(2 bể)

Kích thước xây dựng lọt
lòng:
Bể 1:D×R×H =10,3×3,0×6,0
Bể 2:D×R×H =6,0×2,0×6,0
Chiều cao hữu dụng: 5,4 (m)

Thể tích xây dựng
tổng bể:
Bể 1: 185,4 (m3)
Bể 2: 72 (m3)
Thể tích hữu dụng:
Bể 1: 166,9 (m3)
Bể 2: 64,8 (m3)

BTCT

Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải công suất 700m3/ngày.đêm. Nếu những thông tin trên vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu tìm kiếm và tham khảo của Anh/Chị, Anh/Chị có thể liên hệ trực tiếp qua Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được Hợp Nhất tư vấn thông tin cụ thể cho dự án hiện tại của Doanh nghiệp.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:38 19-03-2025)
Xử lý nước thải tại Long An bằng công nghệ RO, MBR, kết tủa hay keo tụ - tạo bông được công ty Hợp Nhất thực ...
(08:44 19-03-2025)
Công ty xử lý khí thải miền Tây – Môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn, thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử ...
(08:36 18-03-2025)
Phương pháp tuyển nổi trong xử lý nước thải là phương pháp sử dụng các bọt khí nhỏ để tách các hạt rắn lơ ...
(11:58 17-03-2025)
Để tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, Nhà máy đã đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công ...
(08:51 15-03-2025)
Vì sao cần vận hành thử nghiệm một hệ thống xử lý nước thải, khí thải? Vận hành thử nghiệm là quy định bắt ...
(09:02 14-03-2025)
Xử lý nước thải nhà máy chế biến nước ép trái cây cần phải có hệ thống đặc biệt, được nghiên cứu kỹ ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768