Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Dạng Container Di Động
Đã kiểm duyệt nội dung
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ten nơ) di động cũng là một giải pháp tiện dụng, rất phù hợp cho việc xử lý nước thải tại các khu vực cần tính linh hoạt cao. Đây là một loại hệ thống được thiết kế trong các container vận chuyển tiêu chuẩn, giúp dễ dàng vận chuyển, lắp đặt và vận hành. Mời các bạn cùng Môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết hơn về hệ thống này.
1. Cấu tạo hệ thống xử lý nước thải dạng container
Container xử lý nước thải có thể được thiết kế linh hoạt tùy thuộc vào lưu lượng nước thải, loại nước thải cần xử lý và công nghệ xử lý. Mỗi hệ thống xử lý nước thải kiểu container có thể được thiết kế dưới dạng bể hở hoặc module dạng khép kín để phù hợp với đặc điểm của vị trí lắp đặt.
Dưới đây là cấu tạo chung của một hệ thống xử lý nước thải dạng container:
- Container chứa: Làm từ thép chống gỉ, đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn.
- Hệ thống xử lý sơ cấp: Gồm bể lắng cát, bể tách dầu mỡ (nếu cần).
- Hệ thống xử lý sinh học: Sử dụng công nghệ phù hợp với đặc điểm nước thải.
- Hệ thống xử lý hóa lý: Điều chỉnh pH, bổ sung hóa chất để xử lý cặn bẩn.
- Hệ thống khử trùng: Dùng clo hoặc tia UV để đảm bảo nước đầu ra đạt tiêu chuẩn.
- Hệ thống điều khiển tự động: Giám sát và vận hành toàn bộ hệ thống.

2. Ưu, nhược điểm của hệ thống xử lý nước thải dạng container
Hệ thống xử lý nước thải dạng container có những ưu điểm và nhược điểm như sau:
- Ưu điểm:
- Di động và linh hoạt
- Dễ dàng di chuyển đến các địa điểm khác nhau.
- Phù hợp với các khu vực khó tiếp cận.
- Phù hợp cho các dự án tạm thời hoặc khu vực chưa có hệ thống xử lý cố định.
- Thiết kế tích hợp
- Tất cả các thiết bị xử lý được tích hợp trong container, bao gồm bể chứa, máy bơm, hệ thống lọc, xử lý sinh học và các thiết bị điều khiển.
- Thiết kế gọn gàng, tiết kiệm không gian.
- Lắp đặt nhanh chóng
- Chỉ cần đặt container tại vị trí cần thiết và kết nối với hệ thống đường ống, điện.
- Giảm thiểu thời gian xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Hiệu quả xử lý cao
- Áp dụng các công nghệ tiên tiến như MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), SBR (Sequencing Batch Reactor), hoặc màng lọc MBR (Membrane Bioreactor).
- Đảm bảo nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn môi trường.
- Tiết kiệm chi phí
- Giảm chi phí xây dựng và vận hành so với hệ thống truyền thống.
- Chi phí bảo trì thấp nhờ thiết kế đồng bộ.
- Ứng dụng đa dạng:
- Xử lý nước thải sinh hoạt tại các khu dân cư, công trường xây dựng, khu vực khai thác mỏ.
- Xử lý nước thải công nghiệp tại các nhà máy, xí nghiệp nhỏ.
- Có thể tái sử dụng và di chuyển dễ dàng.
- Nhược điểm:
- Công suất thường giới hạn ở mức vừa và nhỏ.
- Cần không gian đủ để đặt container.

3. Tham khảo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt dạng container công suất 30m3/ngày
Sơ đồ quy trình công nghệ:
Nước thải > Xử lý sơ bộ > Ngăn điều hòa > Ngăn thiếu khí > Ngăn hiếu khí > Ngăn lắng > Ngăn khử trùng > Nước thải sau xử lý
Thuyết minh hệ thống xử lý nước thải:
- Bể thu gom: Nước thải sinh hoạt từ các nhà vệ sinh sau khi xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn sẽ được dẫn về bể thu gom của hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Ngăn điều hòa: Có vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ, tính chất của hỗn hợp nước thải trước khi đi vào các bước xử lý tiếp theo. Tại đây, hệ thống phân phối khí bọt thô trong bể vừa giúp đảo trộn đều nước thải, vừa giúp oxy hóa một phần chất hữu cơ dễ phân hủy nhằm tăng hiệu quả xử lý chung của toàn bộ hệ thống. Nước sau bể điều hòa sẽ được bơm sang ngăn thiếu khí.
- Ngăn xử lý thiếu khí: Diễn ra quá trình Nitrat hóa và khử N. Tại đây các vi khuẩn trong môi trường yếm khí sẽ sử dụng các chất dinh dưỡng trong hợp chất hữu cơ làm thức ăn để tăng trưởng và phát triển, đồng thời với quá trình đó là quá trình khử muối nitrat và nitrit bằng cách lấy oxy từ NO3- giải phóng ra Nitơ tự do và nước.
- Ngăn xử lý hiếu khí: Sau khi xử lý qua bể thiếu khí, nước thải được tiếp tục xử lý tại bể hiếu khí, tại đây, các chất hữu cơ ô nhiễm sinh học được chủng vi sinh vật đặc trưng dần thích nghi, chuyển hoá bằng cơ chế hấp thụ, hấp phụ ở bề mặt và bắt đầu quá trình phân huỷ chất thải hữu cơ gây ô nhiễm sinh học, tạo ra CO2, H2O, H2S; CH4… cùng với tế bào vi sinh vật mới. Việc thổi khí liên tục, nhằm tạo điều kiện cho vi sinh vật sử dụng oxy phát triển để xử lý các chất ô nhiễm có khả năng phân huỷ sinh học nhanh hơn, và giảm bớt mùi hôi do các chất ô nhiễm hữu cơ gây ra.
- Ngăn lắng: Nước thải sau xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi đến các công đoạn xử lý tiếp theo. Vì vậy bể lắng sinh học có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi nước thải.
Ngăn khử trùng: Tại bể khử trùng, hóa chất khử trùng được cấp vào trong bể giúp loại bỏ các vi sinh vật có hại trong nước thải và đảm bảo chỉ tiêu vi sinh trước khi xả vào hồ điều hòa. Nước sau hệ thống xử lý đảm bảo giá trị cột B của QCVN 14:2008/BTNMT, cột B.
Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải dạng container, công suất 30m3/ngày
STT |
Tên hạng mục |
Kích thước (m) |
Thể tích |
Thời gian lưu (giờ) |
||
Dài |
Rộng |
Cao |
||||
1 |
Ngăn điều hòa |
3,2 |
2,5 |
1,9 |
17,6 |
14,08 |
2 |
Ngăn thiếu khí |
3,2 |
1,5 |
1,9 |
10,56 |
8,44 |
3 |
Ngăn hiếu khí |
3,2 |
2,5 |
1,9 |
17,6 |
14,08 |
4 |
Bể lắng sinh học |
2,3 |
2,5 |
1,9 |
12,65 |
10,12 |
5 |
Bể khử trùng |
0,8 |
2,5 |
1,9 |
4,4 |
3,52 |
6 |
Bể chứa bùn |
3,2 |
1,1 |
1,9 |
7,74 |
6,19 |
Tóm lại, hệ thống xử lý nước thải dạng container là một lựa chọn tối ưu cho các đơn vị cần giải pháp xử lý nước thải nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả. Nếu bạn cần tư vấn thêm, hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0938.857.768 hoặc cung cấp thông tin cụ thể bằng cách ĐỂ LẠI CÂU HỎI để Hợp Nhất hỗ trợ chi tiết hơn.
Bài viết liên quan: