Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sản Xuất Rượu Vang
Đã kiểm duyệt nội dung
Một nhà máy sản xuất rượu vang và các loại nước ép trái cây có gas với công suất tối đa là 2,9 triệu lít/năm. Trong quá trình sản xuất có phát sinh nước thải với lưu lượng tối đa là 70m3/ngày.đêm. Chủ nhà máy muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 70m3/ngày.đêm thì có thể tham khảo sơ đồ công nghệ nào? Chi phí đầu tư hệ thống khoảng bao nhiêu? Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo thông tin chi tiết về hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang, công suất 70m3/ngày.đêm.
1. Các nguồn phát sinh và đặc điểm nước thải nhà máy sản xuất rượu vang
Để biết được các nguồn phát sinh và tính chất, đặc điểm nước thải, ta cần phân tích quy trình sản xuất rượu vang. Trong đó:
- Quy trình xuất rượu vang: Trái cây các loại > Làm sạch, tách cuống > Xay, trích ly > Thanh trùng > Pha chế > Lọc > Làm lạnh, bão hòa CO2 > Chiết rót > Đóng nắp, dán nhãn > Kiểm tra ngoại quan > Nhập kho
- Quy trình sản xuất nước ép trái cây: Trái cây các loại (dâu, nho) > Làm sạch > Xay, trích ly > Thanh trùng > Pha chế > Lọc > Làm lạnh, bão hòa CO2 > Chiết rót > Đóng nắp, dán nhãn > Kiểm tra > Nhập kho
Từ các quy trình sản xuất, ta có thể thấy các nguồn phát sinh nước thải là đến từ các công đoạn như sơ chế nguyên liệu, làm sạch trái cây, nước thải lọc bã hèm, nước vệ sinh các bồn ủ men, nước súc rửa chai, vệ sinh bồn chứa, dụng cụ, thiết bị, nhà xưởng, nước xả cặn lò hơi.
2. Đặc điểm của nước thải sản xuất rượu vang
Nước thải ô nhiễm cao, chứa các chất hữu cơ, cặn bã hèm và các vi sinh vật. Nước thải từ khu vực súc rửa chai chứa nhiều hóa chất như chlorine và kiềm.
- Nước thải lọc dịch đường: Nhiễm bẩn hữu cơ do lượng glucose trong nước thải ở mức cao, đây là môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển. Ngoài ra, nước thải lọc đường cũng có độ đục và độ màu khá cao.
- Nước vệ sinh nhà xưởng sản xuất, khu vực lưu chứa rác thải: Chứa cặn lơ lửng, bụi, các sản phẩm, nguyên liệu rơi vãi trên sàn nhà xưởng.
- Nước làm mát thiết bị, máy móc: Chứa bụi bẩn được rửa trôi bên ngoài máy móc, thiết bị.Nước thải từ lò hơi: Nước thải tương đối sạch, chủ yếu chứa các chất bụi bẩn.
- Nước giải nhiệt: Nước giải nhiệt sử dụng vào mục đích giải nhiệt trong thời gian lên men, đặc điểm của nước thải này là không chứa các thành phần ô nhiễm như các loại nước thải trên.
Sau khi đã nắm rõ các hoạt động phát sinh nước thải và đặc điểm, tính chất nước thải, chúng ta có thể thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

3. Hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang, công suất 70m3/ngày.đêm
Nước thải sinh hoạt: Nước thải từ nhà vệ sinh (nước thải đen) được thu gom và xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại 3 ngăn. Bể có vai trò lắng, phân hủy kỵ khí và lọc, tại đây khoảng 90% các chất lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể và phân hủy kỵ khí sau một thời gian. Sau đó, nước thải chảy qua ngăn lọc và được dẫn về hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý.
Nước thải sản xuất: Toàn bộ nước thải sản xuất của nhà máy được đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Quy trình xử lý nước thải sản xuất rượu vang
Nước thải khu vực sản xuất + Nước thải khu vực nhà vệ sinh > Bể điều hòa > Bể sinh học kỵ khí > Bể sinh học hiếu khí > Bể lắng 1 > Bể keo tụ - tạo bông > Bể lắng II > Bể khử trùng > Cột lọc áp lực > Nước sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột B
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất rượu vang
- Bể thu gom/tách rác: Có vai trò tập trung tất cả các nguồn nước thải, đồng thời cũng tách các loại rác thải, cặn, chất rắn ra khỏi nước thải.
- Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng nước thải, đồng thời ổn định nồng độ chất ô nhiễm tránh để tránh gây ra tình trạng sốc tải trọng khi nước thải đi vào các công trình xử lý tiếp theo.
- Bể kỵ khí dòng chảy ngược: Trong bể, nước thải phân phối theo chiều từ dưới lên trên, tiếp xúc với tầng giá thể vi sinh vật kỵ khí sống bám dính. Các vi sinh vật kỵ khí có khả năng chịu được tải trọng ô nhiễm và có tính ổn định cao, chúng hấp thụ chất ô nhiễm trong nước thải làm chất dinh dưỡng. Nhờ vào hệ vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ ô nhiễm trong nước thải được phân hủy theo 4 giai đoạn: Giai đoạn 1: Thủy phân, giai đoạn 2: Axit hóa, giai đoạn 3: Acetate hóa và giai đoạn 4 là metan hóa. Vi sinh vật kỵ khí. Sau quá trình xử lý kỵ khí, nước thải được đưa qua bể xử lý hiếu khí.
- Bể sinh học hiếu khí (aerotank): Có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải nhờ vào quá trình oxy hóa các chất hữu cơ hòa tan và dạng keo trong nước thải với sự tham gia của hệ vi sinh vật hiếu khí. Trong bể aerotank có hệ thống sục khí trên khắp diện tích bể nhằm cung cấp oxi, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sống, phát triển và phân giải các chất ô nhiễm.
- Bể lắng I: Nước thải sau quá trình xử lý sinh học có mang theo bùn hoạt tính cần phải loại bỏ trước khi dòng nước thải đi vào các bể tiếp theo, vì vậy bể lắng này có nhiệm vụ lắng và tách bùn hoạt tính ra khỏi dòng nước thải nhờ cấu tạo đặc biệt của bể. Nước sạch được thu đều trên bề mặt bể lắng thông qua máng tràn răng cưa về bể chứa nước thải trung gian.
- Bể chứa trung gian: Giữ vai trò chuyển tiếp nước thải và ổn định lưu lượng nước thải trước khi được bơm qua bể phản ứng.
- Bể keo tụ tạo bông: Do nước thải sản xuất rượu có độ màu cao của nguyên liệu sản xuất (nho và dâu tằm), độ màu này khó phân hủy nên được châm vào hóa chất hỗ trợ quá trình keo tụ, tạo bông. Đồng thời, bể keo tụ, tạo bông cũng giúp làm giảm nồng độ COD và BOD còn lại trong nước thải.
- Bể lắng II: Có nhiệm vụ lắng và loại bỏ các chất rắn có khả năng lắng (tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước) và loại bỏ các chất nổi (có tỉ trọng nhẹ hơn tỷ trọng của nước). Sau quá trình lắng, nước thải chảy tràn qua bể khử trùng.
- Bể khử trùng: Nước thải được tiếp xúc với hóa chất khử trùng Chlorine, có tác dụng tiêu diệt VSV và khử trùng. Sau đó nước thải sẽ được bơm sang hệ thống lọc áp lực.
- Cột lọc áp lực: Có vai trò lọc nước nhờ vào các lớp vật liệu lọc bên trong cột. Các chất lơ lửng, bùn cặn sẽ bị giữ lại tại bề mặt của lớp vật liệu lọc. Đồng thời cột lọc áp lực cũng giúp khử mùi nước và làm trong nước nhờ vào lớp than hoạt tính bên trong cột.
- Bể chứa bùn: Là nơi lưu trữ bùn từ quá trình xử lý. Sau một thời gian, bùn được được ra khỏi bể và được đơn vị chức năng thu gom, xử lý.

4. Thông số kỹ thuật hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang
Bảng mô tả thông số kỹ thuật chi tiết của từng công trình đơn vị trong hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang, công suất 70m3/ngày.đêm
STT |
Hạng mục, chức năng |
Thông số kỹ thuật |
Số lượng, kết cấu |
1 |
Bể điều hòa |
Chiều dài: 2,5m |
2 bể bằng bê tông cốt thép (BTCT) |
2 |
Bể sinh học kỵ khí |
Chiều dài: 3m |
1 bể bằng BTCT |
3 |
Bể sinh học hiếu khí |
Chiều dài: 4,5m |
1 bể bằng BTCT |
4 |
Bể lắng I |
Chiều dài: 3,2m |
1 bể bằng BTCT |
5 |
Bể chứa trung gian |
Chiều dài: 2,7m |
1 bể bằng BTCT |
6 |
Bể phản ứng keo tụ tạo bông |
Chiều dài: 2,2m |
1 bể bằng BTCT |
7 |
Bể lắng II |
Chiều dài: 3,2m |
1 bể bằng BTCT |
8 |
Bể khử trùng |
Chiều dài: 2,7m |
1 bể bằng BTCT |
9 |
Bể chứa bùn |
Chiều dài: 2,5m |
1 bể bằng BTCT |
10 |
Sân phơi bùn |
Chiều dài: 2,4m |
2 bể bằng BTCT |
5. Máy móc, thiết bị dùng trong hệ thống
STT |
Máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Công suất |
1 |
Máy thổi khí |
2 cái |
4kw |
2 |
Bơm bùn |
2 cái |
0,75kw |
3 |
Bơm định lượng |
4 cái |
0,03kw |
4 |
Bơm cột lọc |
2 cái |
1,5kw |
5 |
Máy khuấy |
1 |
0,12kw |
6 |
Bơm nước thải |
2 cái |
0,75kw |
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải sản xuất rượu vang với công suất 70m3/ngày.đêm tại một nhà máy. Việc thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải tạo mỗi nơi sẽ tùy vào nhiều yếu tố như ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp, tính chất ô nhiễm của nước thải, quy mô hoạt động của mỗi nhà máy, yêu cầu chất lượng nước thải sau xử lý, chi phí đầu tư, diện tích lắp đặt hệ thống,…
Vì vậy, nếu Quý Doanh nghiệp cần biết chính xác về chi phí đầu tư và công nghệ xử lý nước thải đối với doanh nghiệp của mình, xin vui lòng liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0938.857.768 để được bộ phận kỹ thuật hỗ trợ thông tin chính xác và đầy đủ.
Tìm hiểu thêm: giấy phép môi trường nhà máy sản xuất rượu.