Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Khu Nhà Ở Xã Hội
Đã kiểm duyệt nội dung
Một dự án xây dựng khu nhà ở xã hội có diện tích 14.000m2 với 4 khu chung cư, có tổng số căn hộ dự kiến là 620 căn và tổng dân số dự kiến là 1.240 người. Khu nhà ở có các công trình công cộng như nhà trẻ, nhà sinh hoạt cộng đồng, nhà xe,… Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án có phát sinh nước thải lưu lượng cao nhất khoảng 225m3/ngày.đêm. Chủ đầu tư muốn thi công hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của khu nhà ở này với công suất thiết kế là 230m3/ngày.đêm thì có thể tham khảo các thông số chi tiết được không?
1. Đặc điểm nước thải sinh hoạt khu nhà ở xã hội
Nước thải khu nhà ở xã hội phát sinh từ hoạt động sinh hoạt như chế biến thức ăn, rửa nguyên liệu, rửa chén đĩa, tắm giặt, vệ sinh, lau dọn,… của nhân viên, hộ dân sinh sống, nhà giữ trẻ và khu vực sinh hoạt cộng đồng.
Đặc điểm nước thải: Có hàm lượng dầu mỡ động thực vật và chất rắn lơ lửng khá cao có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học. Các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt chủ yếu là các loại carbohydrate, protein, lipid là các chất dễ bị vi sinh vật phân hủy.
Bên cạnh đó, nước thải sinh hoạt có hàm lượng vi sinh vật cao và có đặc tính gây ô nhiễm lớn, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến môi trường nước mặt trong khu vực như làm tăng độ đục.
Từ việc phân tích về đặc điểm, thành phần ô nhiễm trong nước thải thì công nghệ xử lý nước thải phù hợp là xử lý bằng công nghệ sinh học (thiếu khí – hiếu khí).
2. Tham khảo hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu nhà ở xã hội
Nước thải của dự án phát sinh với lưu lượng khoảng 225m3/ngày.đêm và chủ đầu tư dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 230m3/ngày.đêm.
- Công suất thiết kế: 230m3/ngày.đêm
- Kiểu xây dựng: Xây dựng nổi bằng bê tông cốt thép
- Tiêu chuẩn chất lượng nước đầu ra: Xử lý đạt cột A theo QCVN 14: 2008/BTNMT
- Công nghệ xử lý: Công nghệ sinh học thiếu khí – hiếu khí
- Chế độ hoạt động: 2 chế độ: AUTO và MANUAL
- Tủ điều khiển trung tâm: Điều khiển tất cả các máy móc của hệ thống. Tủ được chế tạo bằng thép và sơn tĩnh điện cả 2 mặt trong và ngoài. Tủ điện điều khiển được đặt bên trong nhà điều hành hệ thống.
Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt khu nhà ở, công suất 230m3/ngày.đêm
Nước thải > Hố thu gom > Bể điều hòa > Bể thiếu khí > Bể hiếu khí > Bể lắng sinh học > Bể khử trùng

Thuyết minh quy trình xử lý
Trước khi đưa vào công trình xử lý sinh học, nước thải cần được xử lý sơ bộ như sử dụng bể tách dầu mỡ (đối với nước thải từ nhà bếp), bể tự hoại (đối với khu vực nhà vệ sinh). Nước thải sinh hoạt sau khi được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại và bể tách mỡ sẽ được thoát trực tiếp vào tuyến cống thoát nước thải và được đưa về trạm xử lý.
- Bể thu gom: Tập hợp tất cả các nguồn nước thải. Tại đầu vào của bể thu gom có lắp đặt giỏ lược rác nhằm giữ lại cặn rác, rác thô có kích thước lớn.Bể điều hòa: Nước thải được đảo trộn đều nhờ vào hệ thống máy thổi khí ở dưới đáy bể. Nhờ vậy, nước thải được ổn định lưu lượng và nồng độ của các thành phần ô nhiễm. Đồng thời, hệ thống sục khí cũng giúp ngăn tình trạng yếm khí gây mùi hôi trong bể.
- Bể sinh học thiếu khí (Anoxic): Xử lý các thành phần ô nhiễm như Ni tơ, Photpho, COD, BOD thông qua hoạt động của các vi sinh vật thiếu khí có trong hỗn hợp bùn hoạt tính.
- Bể sinh học hiếu khí (Aerotank): Làm giảm nồng độ các chất hữu cơ thông qua hoạt động của hệ vi sinh tự dưỡng hiếu khí. Trong bể, máy thổi khí hoạt động liên tục nhằm cung cấp oxy thông qua hệ thống đĩa phân phối khí trong bể. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải, chuyển chúng thành các chất vô cơ đơn giản như CO2 và H2O.
- Bể lắng sinh học: Lắng và tách bùn hoạt tính đã được xử lý trong bể sinh học hiếu khí. Một phần bùn sinh học được bơm tuần hoàn về bể thiếu khí (Anoxic) để ổn định nồng độ vi sinh trong bể, phần bùn còn lại được bơm vào bể chứa bùn. Phần nước trong sau lắng sẽ
- Bể khử trùng: Bơm định lượng bơm hóa chất khử trùng (Chlorine/Javen) vào bể nhằm loại bỏ các vi khuẩn còn sót lại sau quá trình xử lý. Nước thải sau quá trình xử lý đạt QCVN 14: 2008/BTNMT, cột A.
- Bể chứa bùn: Lượng bùn dư từ quá trình xử lý sẽ được đưa về bể chứa bùn. Sau đó bùn được xe chuyên dụng hút đem đi xử lý định kỳ theo quy định của pháp luật.

3. Thông số kỹ thuật các bể trong hệ thống xử lý nước thải nhà ở 230m3/ngày.đêm
STT |
Hạng mục, chức năng |
Kích thước |
Thời gian lưu nước (giờ) |
Vật liệu |
1 |
Bể thu gom |
Chiều dài: |
3,24h |
Bê tông cốt thép (BTCT) |
2 |
Bể điều hòa |
Chiều dài: 6,6m |
9,82h |
BTCT |
3 |
Bể Anoxic |
Chiều dài: 4,9m |
4,7h |
BTCT |
4 |
Bể Aerotank |
Chiều dài: 6,6m |
9,5h |
BTCT |
5 |
Bể lắng sinh học |
Chiều dài: 4,2m |
- |
BTCT |
6 |
Bể khử trùng |
Chiều dài: 2,2m |
1,06 |
BTCT |
7 |
Bể chứa bùn |
Chiều dài: 2,8m |
- |
BTCT |
4. Máy móc, thiết bị sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải khu nhà ở
STT |
Máy móc, thiết bị |
Số lượng |
Công suất |
I |
BỂ THU GOM |
|
|
1 |
Bơm nước thải bể thu
|
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
II |
BỂ ĐIỀU HÒA |
|
|
2 |
Bơm nước thải bể điều hòa |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
III |
BỂ ANOXIC |
|
|
3 |
Máy khuấy chìm bể |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,85kW |
4 |
Bơm định lượng NaOH |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,25kW |
5 |
Bơm định lượng dinh |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,25kW |
IV |
BỂ AEROTANK |
|
|
6 |
Bơm nước thải tuần
|
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
7 |
Máy thổi khí bể |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
5,5kW |
V |
BỂ LẮNG SINH HỌC |
|
|
8 |
Bơm bùn tuần hoàn |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
VI |
BỂ KHỬ TRÙNG |
|
|
9 |
Bơm chìm nước thải |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
10 |
Bơm định lượng khử |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,25kW |
VII |
HỆ THỐNG XỬ LÝ MÙI |
|
|
11 |
Quạt hút |
2 cái (1 cái hoạt động, 1 cái dự phòng) |
0,75kW |
Sau khi hoàn thiện việc xây dựng chủ đầu tư cũng cần lưu ý đến việc lấy mẫu nước thải với các thông số quan trắc như: pH, TSS, BOD5, TDS, sunfua, amoni, nitrat, photphat, dầu mỡ động, thực vật, chất hoạt động bề mặt, tổng coliforms nhằm đảm bảo chúng đạt QCVN 14:2008/BTNMT, cột A trước khi xả nước thải ra môi trường.
Trên đây là một số thông tin về hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt nhà ở xã hội với công suất 230m3/ngày.đêm. Đối với các dự án có quy mô tương tự có thể tham khảo mô hình này.
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là công ty môi trường chuyên tư vấn, thiết kế, thi công trọn gói các hệ thống xử lý nước thải ở tất cả các lĩnh vực. Quý Khách có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin chi tiết hơn về chi phí hoặc các vấn đề về kỹ thuật