Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Hệ thống xử lý nước thải y tế


1781 Lượt xem - Update nội dung: 31-03-2023 14:40

Đã kiểm duyệt nội dung

Đóng góp to lớn vào tiến trình phát triển nền kinh tế, sự xuất hiện của nhiều cơ sở, y tế trên khắp cả nước không chỉ uy hiếp làm biến đổi hiện trạng môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Trong khi nhiều cơ sở đã có hệ thống xử lý riêng nhưng còn tồn tại khá nhiều đơn vị vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải y tế chuyên biệt, lượng nước thải này đổ thẳng ra sông ngòi, ao hồ, kênh rạch gián tiếp làm thay đổi chất lượng tầng nước mặt và tầng nước ngầm. Nước thải y tế là một trong những tác nhân gây ô nhiễm môi trường ở mức độ nghiêm trọng. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt chuẩn để bảo vệ môi trường. 

Hệ thống xử lý nước thải y tế

1. Thành phần của nước thải y tế

Trong nước thải y tế, có chứa các thành phần sau:

  • Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng, BOD, COD trong nước thải khá cao.
  • Chất dinh dưỡng bao gồm nito và photpho cần thiết cho sự phát triển của vi sinh vật. Trong đó hàm lượng N-NH4+ phụ thuộc vào từng loại hình cơ sở khác nhau. Với nito trong nước quá cao dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng và gây độc hại đối với nguồn nước sinh hoạt hằng ngày. Đối với photpho lại là nguyên nhân ức chế sự phát triển của tảo gây ra hiện tượng màu và mùi trong nguồn nước.
  • Với đặc thù là cơ sở y tế, chất khử trùng được sử dụng rộng rãi tồn tại trong nguồn nước thải quá lâu nếu không được xử lý sẽ làm giảm hiệu quả xử lý nước thải cho các công trình phía sau.
  • Phòng X-quang, phòng xét nghiệm phát sinh một số kim loại nặng như Pb, Hg, Cd, hợp chất AOX sẽ gây ô nhiễm đối với nguồn nước tiếp nhận.
  • Nước thải y tế còn chứa nhiều vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh như Samonella, Shigella sp., Vibrio cholerae, Coliform,…
Đặc trưng nước thải bệnh viện
Đặc trưng nước thải bệnh viện là chứa nhiều thành phần ô nhiễm

2. Quy trình thực hiện của hệ thống xử lý nước thải y tế

Quy trình xử lý nước thải y tế được thực hiện qua nhiều giai đoạn như:

2.1. Giai đoạn tiền xử lý

Giai đoạn này vô cùng cần thiết nhằm thu gom và đưa về hệ thống xử lý nước thải y tế trước khi đưa vào nguồn xử lý tập trung, giai đoạn này bao gồm các bước dưới đây:

  • Đối với cơ sở y tế phát sinh chất phóng xạ cần lưu giữ xử lý trong vòng 10 chu kì để những hợp chất này có thời gian phân hủy.
  • Đối với nước thải từ nhà bếp, căn tin cần xử lý bằng cách lắp đặt bể tách dầu mỡ trước khi dẫn nước về hệ thống xử lý.
  • Đối với những chất thải khác phát sinh từ phòng thí nghiệm, xét nghiệm, chụp X-quang,… cũng cần được xử lý tương tự.
Xử lý dầu mỡ trong nước thải
Giai đoạn tiền xử lý giúp loại bỏ dầu mỡ trong nước thải trước khi vào hệ thống xử lý

Việc xử lý tập trung sẽ giúp các quá trình xử lý nước thải ngành y tế phía sau được diễn ra thuận lợi và cho kết quả tốt hơn.

2.2. Giai đoạn xử lý cấp 1

Nước thải từ các nguồn được dẫn về hố thu gom tập trung. Song chắn rác được lắp đặt phía trước để lược bỏ hoàn toàn chất thải có kích thước lớn như kim tiêm, vỏ, bao bì nylon,… tránh gây hư hỏng đường ống. Nhờ máy bơm, nước thải dẫn về bể điều hòa. Tại đây nước thải được điều chỉnh ổn định về lưu lượng và nồng độ. Máy thổi khí được lắp đặt giúp các hạt chất rắn luôn bị xáo trộn.

Nước thải tiếp tục đi qua bể lắng sơ cấp. Bể lắng giữ nhiệm vụ tách cặn, lượng bùn thu được hình thành nên bùn và đem đi xử lý riêng biệt.

Quy trình xử lý nước thải y tế
Quy trình xử lý nước thải y tế

2.3. Giai đoạn xử lý cấp 2

Giai đoạn này được hiểu là xử lý sinh học. Hệ thống xử lý nước thải y tế dựa vào cơ chế hoạt động chủ yếu từ các hệ sinh vật như hiếu khí – thiếu khí – yếm khí. VSV tiêu thụ và phân hủy chất hữu cơ cùng các chất khoáng khác làm thức ăn và tăng sinh khối cũng như quá trình hình thành tế bào mới.

Ngoài ra sử dụng màng lọc cố định MBR cùng bùn hoạt tính giúp khử cacbon, khử N, P và quá trình nitrat hóa diễn ra thuận lợi hơn.

Màng lọc cố định với sự tham gia của các giá thể trở thành nơi bám dính và sinh trưởng và phát triển của VSV. Máy thổi khí làm xáo trộn nguồn nước vừa cung cấp nguồn oxy cho VSV hấp thụ vừa làm bùn hoạt tính luôn bị xáo trộn tránh hiện tượng cặn lắng xảy ra.

2.4. Giai đoạn sau xử lý

Hệ thống xử lý nước thải y tế bằng giai đoạn khử trùng với clo hoặc các hợp chất clo (NaOCl, Ca(Ocl)2) giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, sinh vật nguy hại còn sót lại trong các giai đoạn phía trước chưa được xử lý triệt để.

Chuyên thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải
Môi trường Hợp Nhất chuyên thi công, thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải

Bằng kinh nghiệm của mình, hệ thống xử lý nước thải y tế tại Hợp Nhất có chi phí đầu tư thấp, xử lý hiệu quả nước thải có mức độ ô nhiễm cao, kỹ thuật vận hành đơn giản cũng như thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều thời gian nhân công chính là sự lựa chọn hoàn hảo nhất đối với bạn. Hãy liên hệ ngay với công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857. 768 - 0938.089.368 được tư vấn và báo giá kịp thời!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(10:08 24-04-2025)
Ô nhiễm không khí và nước thường xuất hiện khi khối lượng than đá sử dụng trên toàn cầu không ngừng gia tăng. Khi ...
(09:33 24-04-2025)
Có một số nhà hàng thuộc trường hợp phải đăng ký môi trường; có một số được miễn đăng ký môi trường và ...
(08:54 23-04-2025)
Các cơ sở chăn nuôi/trang trại cần có biện pháp kiểm soát và quản lý tốt nước thải chăn nuôi không chỉ để bảo ...
(09:03 22-04-2025)
Dù quy mô của bến xe là lớn hay nhỏ cũng cần trang bị hệ thống xử lý nước thải để tuân thủ các quy định của ...
(10:51 21-04-2025)
Các công ty dệt nhuộm cần tuân thủ nghiêm ngặt quy định về bảo vệ môi trường, trong đó thực hiện các hồ sơ môi ...
(11:02 19-04-2025)
Theo quy định mới thì các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, y tế, xây dựng và giao thông vẩn tải là 4 ngành cần phải ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768