Hệ thống xử lý tuần hoàn nước hồ
Đã kiểm duyệt nội dung
Ở nước ta, hồ nước tồn tại với số lượng lớn dàn trải từ khu vực đô thị đến nông thôn. Tuy nhiên, việc chịu tác động nặng nề từ các hoạt động sinh hoạt của cộng đồng khiến nhiều hồ nước rơi vào cảnh ô nhiễm trầm trọng. Việc không xử lý nước thải đúng cách cũng là nguyên nhân làm suy giảm chất lượng nước hồ trong thời gian qua.
Thực trạng ô nhiễm tại các hồ
Các hồ tự nhiên ở nước ta có vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan thẩm mỹ, không khí trong lành và là nơi vui chơi, giải trí, thư giãn của nhiều người. Trong thời gian qua, hồ nhân tạo xuất hiện ngày càng nhiều với mục đích tạo cảnh quan cho hệ sinh thái và cân bằng môi trường. Hệ quả của điều này nhằm đáp ứng yêu cầu về tốc độ đô thị hóa, gia tăng dân số ngày càng nhiều.
Dù là hồ tự nhiên hay hồ nhân tạo cũng đều có vai trò quan trọng đối với cuộc sống con người, đặc biệt ở các đô thị lớn. Thế nhưng khi mật độ dân số gia tăng chóng mặt đã và đang ảnh hưởng xấu đến môi trường, phá hủy cảnh quan đô thị và chịu sự xa lánh của con người.
Ở TP. HCM và Hà Nội không thiếu những hồ, kênh bị ô nhiễm, như kênh Tẻ, kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè, hồ Tây, hồ Gươm,… tốc độ ô nhiễm ở các kênh, hồ ngày càng nhanh do tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt, sản xuất với khối lượng lớn.
Trước thực trạng này, các địa phương bắt đầu ứng dụng nhiều công nghệ xử lý nhưng hiệu quả chưa cao. Càng xử lý lại càng ô nhiễm thì đến bao giờ mới mong cải thiện chất lượng nước hồ thoát khỏi tình trạng ô nhiễm vẫn từng ngày gia tăng.
Hệ thống tuần hoàn xử lý nước hồ hiệu quả
Với nguồn nước bị đe dọa bởi chất thải con người, người ta đã sử dụng hệ thống tuần hoàn nước mới với khả năng xử lý nguồn thải ô nhiễm, chất lượng nước đạt tiêu chuẩn. Hiện nay, hệ thống tuần hoàn nước đang lắp đặt tại hồ Mai Dịch (Hà Nội).
Cấu tạo của hệ thống tuần hoàn nước
- Hệ thống tạo năng lượng điện gồm 3 tấm pin mặt trời và cánh quạt gió phát điện tạo năng lượng.
- Ắc quy dự trữ năng lượng điện và tự động phát điện nên có thể duy trì hoạt động của động cơ trong điều kiện không nắng hoặc không gió.
- Bánh công tác.
- Hệ thống hút nước, ống dẫn nước và phao nổi.
Nguyên tắc hoạt động của hệ thống tuần hoàn nước
- Năng lượng điện chủ yếu được sản xuất từ các tấm pin mặt trời, máy phát điện gió cũng góp một nguồn điện cho động cơ.
- Nguồn điện sau đó sẽ dẫn đến bộ ắc quy để dự trữ năng lượng. Lúc đó, nó sẽ tự động cấp điện cho động cơ bất kể thời tiết ngày hay đêm hoặc không gió nên hệ thống hoạt động liên tục 24/24 giờ.
- Bánh công tác có chức năng: lấy/hút nước tầng đáy lên tầng mặt, đưa nước tầng đáy thiếu oxy đến tầng mặt, tạo dòng tuần hoàn; tạo sóng nước trên khắp mặt hồ tạo điều kiện đưa oxy vào nước tự nhiên.
- Thiết bị cố định có tác dụng cố định phao nổi có gắn xích neo để chúng không bị trôi dạt xung quanh.
Cơ chế tạo oxy trong nước hồ
Cơ chế tự làm sạch của các hồ nước tự nhiên phụ thuộc vào diện tích, độ thoáng, độ sâu, dòng chảy,… nên rất khó để làm sạch. Hệ thống tuần hoàn nước có khả năng duy trì chất lượng nước hồ ổn định mà không tái ô nhiễm như các công nghệ khác.
Nhờ vào cơ chế tuần hoàn của hệ thống mà oxy dễ dàng thẩm thấu vào nguồn nước, tăng hàm lượng DO để phân hủy chất ô nhiễm. Được biết, nguồn oxy tự nhiên thẩm thấu phụ thuộc rất nhiều đến nồng độ BOD, Nito và nhiệt độ môi trường.
Lợi ích của hệ thống tuần hoàn nước
- Duy trì nồng độ DO, không phát sinh ô nhiễm thứ cấp, tạo cảnh quan với chi phí đầu tư, vận hành thấp.
- Hệ thống hoạt động ổn định, có tuổi thọ cao và thích hợp với nhiều loại hồ khác nhau.
- Công nghệ chuyển giao từ Hàn Quốc có độ tin cậy cao, thích hợp xử lý nguồn thải ô nhiễm hữu cơ tại nhiều hồ ở Việt Nam để tiếp tục dự trữ nguồn nước, điều hòa và cung cấp cho nuôi trồng thủy sản.
Quý KH nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu nào liên quan đến thiết kế hệ thống XLNT thì liên hệ ngay Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết.