Hiểm họa ô nhiễm từ các nhà máy giấy
Đã kiểm duyệt nội dung
Vì sao xử lý nước thải sản ngành giấy đã được xây dựng hệ thống xử lý nước thải một cách hoàn chỉnh và bài bản thế nhưng chúng chỉ có hiệu quả trong một thời gian ngắn và hiện tượng tái ô nhiễm môi trường lại một lần nữa được lặp lại. Sống chung với ô nhiễm từ nhà máy giấy, hàng trăm hộ dân tại xã Đắk Ha (Đắk Nông) liên tục chứng kiến tình trạng ô nhiễm môi trường trong suốt nhiều năm liền.
Đó là điểm nóng ô nhiễm phát sinh từ Công ty TNHH MTV Long Huy Hùng khiến các con suối gần đó trở nên đen kịt, bốc mùi hôi thối. Qua thực tế, nước của con suối đọng nước đen ngòm, hôi thối, nhiều bọt trắng nổi trên mặt nước kéo theo xác cá chết hàng loạt.
Công ty này chuyên sản xuất giấy làm vàng mã và nguyên liệu chính được sử dụng là tre, lồ ô và giấy phế phẩm. Theo đó, bên trong khu vực sản xuất có khá nhiều công đoạn sản xuất, trong đó có dung dịch tẩy rửa NaOH 99,5% (Xút vảy). Và chúng ta dễ dàng bắt gặp NaOH được dử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, xử lý nước thải (chất trợ lắng PAC hiệu quả),…
Bằng kinh nghiệm trong ngành xử lý môi trường, công ty Hợp Nhất xin chia sẻ tới bạn đọc và Quý khách hàng một số thông tin liên quan đến ô nhiễm môi trường từ ngành giấy!
Tác hại từ nguồn nước sản xuất giấy không được xử lý
Trong khi nguồn nước tại suối là những nguồn nước được sử dụng thường xuyên để làm nguồn nước tưới tiêu quanh khu vực trồng tiêu của bà con nông dân. Thế nhưng chỉ qua một thời gian sử dụng, vườn tiêu rụng lá hoặc rụng đốt hàng loạt. Theo phản ánh của người dân khu vực, công ty này thương xuyên lén xả thải nhiều lần ra môi trường làm con suối dần bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Hiện nay, diện tích trồng cà phê và hồ tiêu ở xã Đắt Ha khá lớn. Trước đây, nước ở suối này dùng để tưới cây nhưng nay bà con không dám sử dụng vì sợ cây trồng chết hoặc kém phát triển từ những chất độc hại trong nguồn nước. Thế nhưng sử dụng nước bên ngoài thì khá khó khăn vì nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt.
Không chỉ ảnh hưởng đến nông nghiệp, nước thải sản xuất này có thể chứa nhiều kim loại nặng, lignin, phẩm màu, chất đa vòng thơm, hàm lượng BOD, COD cao và chúng thường rất khó phân hủy trong môi trường hoặc nghiêm trọng hơn có thể gây ung thư cho con người nếu tiếp xúc lâu dài.
UBND Đắk Nông cho biết, nhà máy sản xuất giấy không thực hiện đầy đủ nội dung trách nhiệm kế hoạch bảo vệ môi trường từ giai đoạn dự án đi vào vận hành chính thức. Đặc biệt, nguồn nước xuất phát từ quá trình sản xuất này thường chứa chất thải nguy hại với các quy chuẩn kỹ thuật vượt quá 10 lần so với quy chuẩn quốc gia.
Bên cạnh đó, nhà máy sản xuất giấy này hầu như vẫn còn sử dụng công nghệ sản xuất cũ kỹ, lạc hậu, dây chuyền sản xuất thô sơ, thủ công nên làm thất thoát hóa chất, chất thải độc hại ra nguồn nước. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Đắk Nông yêu cầu nhà máy xây dựng công trình bảo vệ môi trường như hệ thống xử lý nước thải phù hợp để nguồn nước sau xử lý đạt chuẩn kỹ thuật theo đúng với nội dung đã cam kết. Cần đề xuất và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, bồi thường và hỗ trợ hành vi vi phạm đối với môi trường.
Làm gì để hạn chế ô nhiễm từ nhà máy giấy?
Rút kinh nghiệm từ bài học nhà máy giấy tỉnh Đắk Nông, biện pháp nào cần được đề xuất triển khai?
- Các doanh nghiệp sản xuất giấy cần ứng công nghệ sản xuất theo hướng thân thiện và sạch với môi trường vừa có thể nâng cao hiệu quả tái chế vừa tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu và năng lượng sử dụng.
- Cần áp dụng 3 phương pháp cơ bản sau đây vì những hiệu quả mà chúng mang lại gồm thu hồi kiềm bằng công nghệ hiện đại, xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hoặc thay đổi tính chất của lignin đen.
- Đối với doanh nghiệp nằm trong lưu vực đầu nguồn nước gây ô nhiễm nặng cần ngừng sản xuất hoặc áp dụng biện pháp xử lý nước thải giấy phù hợp nếu các chỉ tiêu không đạt quy định.
- Các doanh nghiệp sản xuất giấy cần thực hiện các phương pháp sản xuất sạch hơn bằng cách thay đổi hệ thống máy móc – thiết bị hoặc công nghệ sản xuất hiện đại hơn.
- Cần xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom, tái chế và tái sử dụng chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn.