Hiểm họa từ rác thải khẩu trang y tế
Đã kiểm duyệt nội dung
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, việc người dân chủ động phòng ngừa bằng cách sử dụng khẩu trang là điều không thể tránh khỏi. Theo Bộ Y tế, khẩu trang y tế là giải pháp hữu hiệu và đơn giản nhất vừa ít tốn kém nhưng lại có khả năng phòng ngừa và hạn chế sự lây lan dịch bệnh hiệu quả nhất.
Khẩu trang y tế qua sử dụng trở thành rác thải ô nhiễm
Lượng khẩu trang hiện đang rất khan hiếm, nhiều trường hợp người dân xếp hàng hàng chục giờ liền chỉ để mua những chiếc khẩu trang để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Để bảo vệ sức khỏe, khẩu trang y tế chỉ được sử dụng 1 lần điều này dẫn đến thực trạng số lượng lớn khẩu trang thải ra môi trường ngày càng nhiều.
Tuy nhiên, thực trạng trên không chỉ gây ô nhiễm môi trường, làm mất thảm mỹ cảnh quan mà nguy hiểm hơn chúng tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây lan dịch bệnh đối với con người. Chúng ta rất dễ bắt gặp khẩu trang y tế nằm “lăn lóc” khắp mọi nơi từ vỉa hè, đường phố đến nơi công cộng, khu vực đông người đi lại.
Xuất phát từ ý thức con người, việc bảo vệ môi trường của một số người chưa được tốt bất chấp quy định của Nhà nước. “Chỗ nào thuận tiện thì vứt, dù thùng rác ngay bên cạnh nhưng nhiều người còn ném thẳng xuống đất”: ý kiến của một người dân cho biết.
Chưa kể, khẩu trang y tế tiếp xúc với các nguồn nước và đây chính là nơi phát thải bệnh nhanh nhất. Trước tình hình đó, nhiều địa phương vừa thực hiện song song xử lý chất thải nguy hại vừa xử lý nước thải ô nhiễm dựa trên nguyên tắc bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Với những trường hợp như vậy cần được xử lý nghiêm để đảm bảo hạn chế tác động đến môi trường vừa ngăn chặn việc lây nhiễm nhiều loại bệnh tật, trong đó có cả bệnh Covid-19. Cũng theo Nghị định 155 có quy định về xử phạt quy định về vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường có quy định rõ: đối tượng có hành vi vứt rác, thải rác sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố sẽ bị phạt tiền từ 5-7 triệu đồng.
Liên quan đến việc sử dụng khẩu trang y tế 1 lần, nhiều chuyên gia nhận định rằng việc này chắc chắn sẽ gia tăng lượng rác thải và gây ra nguy cơ lớn đối với môi trường. Thực tế cho thấy, tình trạng vứt rác và phát thải khẩu trang y tế bừa bãi, không đúng nơi quy định khiến nhiều người lo ngại, quá trình thu gom khẩu trang dùng 1 lần tăng nguy cơ lây nhiễm chéo đối với người thu gom rác và công nhân môi trường.
Sức ép về xử lý chất thải ngày càng nặng, môi trường là đối tượng ảnh hưởng trực tiếp khi tiếp xúc với những chiếc khẩu trang đã qua sử dụng vì điều này rất dễ hiểu khi mà dịch bệnh đang diễn biến phức tạp như hiện nay.
Vậy đâu là giải pháp tối ưu giúp hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, bảo đảm an toàn lao động cho công nhân môi trường? Với việc tiếp xúc trực tiếp của các công nhân môi trường, cần tăng cường cấp phát bảo hộ lao động như khẩu trang và dung dịch sát khuẩn. Tại các điểm tập kết xe, xe gom, bãi tiếp nhận rác, thùng rác thì cần tăng cường rắc vôi bột, phun khử trùng, khử khuẩn. Tại một số bãi tiếp nhận rác nên rắc vôi bột, phun hóa chất nhằm khử khuẩn trước và sau mỗi ca làm việc.
Cũng theo ý kiến của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục y tế Dự phòng, Bộ y tế, người thu gom phải đeo khẩu trang y tế, dùng que hoặc dụng cụ để lắp, hoặc đeo găng tay và sử dụng túi kín đem đi xử lý định kỳ. Hoặc để tránh dịch bệnh, cách tốt nhất đưa khẩu trang đem vào lò đốt để xử lý theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Không chỉ cung cấp đầy đủ khẩu trang y tế, dung dịch sát khuẩn mà còn cung cấp đầy đủ vitamin C để tăng cường sức đề kháng đối với người lao động. Cần kiểm tra, giám sát tại một số khu vực trọng điểm và lắp đặt nhiều thùng rác tạo điều kiện thuận lợi cho người dân vứt rác và đặc biệt là khẩu trang y tế đúng nơi quy định. Đặc biệt, giải pháp quan trọng nhất đó chính là nâng cao ý thức cho mỗi người dân để chung tay bảo vệ môi trường sống.
Để biết thêm các thông tin về một số dịch vụ môi trường, vui lòng liên hệ Công ty xử lý nước thải, khí thải Hợp Nhất theo hotline: 0938.857.768!