Hiệu quả kinh tế từ tấm lắng lamen
Đã kiểm duyệt nội dung
Bể lắng Lamen là một cải tiến mới trong lĩnh vực XLNT. Bể lắng này được coi là giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu suất xử lý và giảm thiểu chi phí vận hành, bảo dưỡng, cải tạo hệ thống xử lý nước thải.
Chi phí vận hành của các bể lắng
Đối với bể lắng ngang cần diện tích xây dựng lớn vì nó được thiết kế theo hình chữ nhật. Vì thế mà chiều dài gấp đôi chiều rộng. Với hình dạng đơn giản cho phép thời gian lưu nước lớn để các chất rắn lơ lửng lắng xuống đáy. Đối với hệ thống có công suất lớn hơn 20.000 m3/ngày đêm thường sử dụng loại bể này.
Đối với bể lắng đứng lại không điều chỉnh được cường độ khuấy nên tiêu thụ rất nhiều năng lượng. Bể này cho phép dòng chảy từ dưới lên trên với hiệu suất từ 40 – 50%. Bể có thiết kế đơn giản, chi phí hợp lý và thường sử dụng cho hệ thống dưới 20.000 m3/ngày.
Bể lắng ly tâm lại có chi phí vận hành cao. Bể có dạng hình tròn với việc điều chỉnh tốc độ vòng quay của trục khuấy nên có thể điều chỉnh khả năng lắng của cặn bẩn. Bể lắng ly tâm thường dùng cho hệ thống có công suất xả thải vừa và lớn.
Điểm khác biệt của bể lắng Lamen là cho hiệu suất lắng cao nên tăng hiệu quả sử dụng dung tích bể và giảm được thời gian lắng. Đặc điểm nổi bật của bể lắng là dòng chảy ổn định, hiệu suất lắng cao nhưng không tốn diện tích bể, giảm thiểu sự tắc nghẽn, dễ dàng lắp đặt với khả năng tự làm sạch, lắng bùn tốt.
Ứng dụng của tấm lắng Lamen
Hiện nay, người ta ứng dụng tấm lắng lamen vào hệ thống bể lắng thảm bùn thông minh, chất lượng cao chủ yếu nâng cấp, cải tạo các công nghệ cũ. Công nghệ mới hiện đang áp dụng cho các lĩnh vực như xử lý nước thải, nuôi trồng thủy sản,… xử lý hiệu quả nguồn nước khu vực hạ lưu với chất lượng kém, chứa nhiều cặn bẩn, huyền phù với chi phí máy móc, nhân công vận hành, bảo dưỡng thiết bị.
Hệ thống bể lắng bùn tăng tốc độ lắng, giảm chi phí xây dựng, tự động hóa với quy trình vận hành hệ thống XLNT đơn giản, giảm hàm lượng chất hữu cơ, rong tảo, mùi hôi dựa trên thảm bùn hoạt tính. Ngoài ra khi sử dụng bể lắng bùn thông minh giúp tiết kiệm hóa chất và giảm lượng nước xả cặn nên rất thân thiện với môi trường.
Cấu tạo của hệ thống gồm thiết bị trộn, phân phối nước, thảm bùn, tấm lắng lamen, ngăn chứa bùn, hệ thống thu bùn, hệ thống thu nước, xả bùn, bơm bùn bổ sung, bể lọc, máy ép bùn và hệ thống giám sát.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống bể lắng
- Thảm bùn hình thành khi nước trộn với hóa chất keo tụ phân phối vào bể lắng.
- Hạt cặn kết dính với bông cặn lơ lửng và được giữ lại trong nước.
- Thảm bùn như vật liệu lọc để giữ lại hạt huyền phù, nước sau bể lắng được loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn.
- Hệ thống ống đục lỗ có tác dụng ổn định nồng độ của thảm bùn.
Tấm lắng Lamen ở ngăn chứa bùn
- Các ống thu có khoan lỗ lắp đặt trên bề mặt thảm bùn dẫn đến ngăn chứa bùn.
- Ngăn chứa bùn bố trí ống thu nước đưa sang bể lọc nhờ chênh lệch mực nước.
- Nhờ áp lực thủy tĩnh nên bùn già sẽ theo hệ thống ống thu đi qua ngăn chứa bùn.
- Hệ thống châm bùn bổ sung khi thảm bùn bị suy giảm nhờ hệ thống máy bơm hút bùn đậm đặc.
- Phía trên thảm bùn có lắp đặt thêm tấm lắng lamen với góc nghiêng 60 độ để cho hiệu quả lắng cặn cao hơn, độ đục nguồn nước sau lắng cũng giảm theo.
Công nghệ mới này sẽ ngày càng áp dụng rộng rãi đối với việc xây dựng các hệ thống xử lý nước thải phù hợp với công suất, hiệu quả xử lý và nâng cao chất lượng nguồn nước. Nhờ vậy mà các đơn vị dễ dàng giảm chi phí xây dựng, giảm chi phí vận hành, chi phí lắp đặt máy khuấy trộn và giảm chi phí điện năng vận hành.