Hiệu suất xử lý nước của 3 cách truyền thống
Đã kiểm duyệt nội dung
Để triển khai xây dựng một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh cho bất kỳ cơ sở sản xuất hay nhà máy nào không phải là điều đơn giản vì nó đòi hỏi phải cần nguồn kinh phí, diện tích đất xây dựng lớn.
Phương pháp vi sinh, oxy hóa bậc cao kết hợp hóa lý, hóa sinh là những cách xử lý nước thải phổ biến rộng rãi tại Việt Nam. Nhưng những hệ thống này lại cho kết quả xử lý thấp vì hệ thống phức tạp, đòi hỏi phải xây dựng nhiều bể xử lý nước thải, chiếm nhiều diện tích xây dựng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sau xử lý.
Công nghệ thông dụng nhất hiện nay là công nghệ màng sinh học MBR và lọc nano. Nhược điểm của 2 phương pháp này là màng lọc dễ bị tắc sau thời gian sử dụng, chi phí vận hành tốn nhiều chi phí và năng lượng. Vậy cần ứng dụng những phương pháp nào để tăng hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất?
Bể tự hoại BASTAF
Công nghệ này thường ứng dụng để xử lý nước thải từ các hộ gia đình, xử lý nước có tỷ lệ chất hữu cơ cao như bệnh viện, xí nghiệp chế biến thực phẩm, nông sản,… Đây là công nghệ xlnt cải tiến bể tự hoại có vách ngăn mỏng hướng dòng và ngăn lọc kỵ khí (bể BASTAF). Bể này đóng vai trò quan trọng trong việc rửa trôi chất rắn ra khỏi bể .
Ưu điểm của công nghệ BASTAF là vận hành đơn giản, chi phí xử lý nước thải thấp và yêu cầu kỹ thuật lắp đặt đơn giản. Nhược điểm lớn nhất đó là không kiểm soát được pH đầu vào, nồng độ hóa chất lớn sẽ gây ức chế hoạt động của VSV, giảm quá trình xử lý.
Một số thiết bị lắp đặt trong hệ thống bể BASTAF:
- Cụm thiết bị hợp khối V69: là ngăn xử lý hiếu khí, lắng bậc 2 kiểu lamen và khử trùng nước thải. Bể này có tác dụng tăng khả năng tiếp xúc giữa VSV và oxy trong nước nhờ lớp đệm vi sinh. Ưu điểm: tự động hóa, dễ vận hành, tiết kiệm diện tích. Nhược điểm: chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi người vận hành cao.
- Cụm thiết bị hợp khối Cn2000: xử lý nước nhiễm chất hữu cơ khó phân hủy. Ưu điểm: tự động, gọn nhẹ và đầy đủ quy trình xử lý hóa lý – hóa học – sinh học. Nhược điểm: chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi người vận hành cao.
- Cụm thiết bị hợp khối Series QST: chế độ vận hành tự động, đơn giản, tuổi thọ hệ thống cao và không ảnh hưởng lớn tới môi trường.
Bể chứa nước thải truyền thống
Từ khi bắt đầu xây dựng áp dụng vào đầu thế kỷ 19, chất thải lỏng thấm qua lòng đất, để lại chất thải rắn trong bể chứa. Yêu cầu của hệ thống phải được xây bằng bê tông kiêng cố nên buộc phải được làm sạch thường xuyên hơn. Chất thải lỏng trong hệ thống được loại bỏ bằng máy bơm, và chất thải rắn có giá trị như phân bón hoặc sản xuất khí amoniac.
Hệ thống này được xây dựng như giếng khô có lót gạch hoặc đá rời, dùng để xử lý nước thải thấm vào đất. Chất lỏng rò rỉ qua đất trong điều kiện cho phép, chất rắn phân hủy và thu thập dưới dạng ủ trong các bể chứa này. Trong đó, cấu tạo màng sinh học có tác dụng phân hủy chất gây ô nhiễm và làm sạch sinh khối cho phép nước thải trực tiếp ngấm vào nước ngầm.
Hệ thống bể chứa này rất dễ bị quá tải hoặc ngập do mưa lớn vì không được bao bọc và kín như hệ thống thông thường. Vì thế mà nó cũng dễ xâm nhập vào môi trường đất làm hệ thống bị lỗi.
Hệ thống sục khí mở rộng
Đây là phương pháp xử lý nước thải sử dụng trong quy trình bùn hoạt tính cải tiến. Nó thường ưu tiên xử lý dòng thải có tải trọng tương đối thấp. Sục khí mở rộng khuấy trộn tất cả chất thải đầu vào trong bùn từ bể lắng duy nhất. Bùn có nồng độ chất rắn cao so với bùn thứ cấp nên thời gian trộn lâu hơn để phân hủy hết chất rắn sơ cấp. Còn chất hữu cơ hòa tan tạo ra lượng bùn già nên yêu cầu năng lượng trộn lớn hơn khi bị oxy hóa.
Hệ thống này được lắp đặt sẵn trong nhà máy xử lý nước thải giúp giảm thiểu chi phí thiết kế để xử lý chất thải. So với bùn hoạt tính truyền thống, thời gian trộn bùn lâu hơn giúp vsv ổn định, thích nghi nhanh và hiệu quả hơn đối với các biến động thay đổi từ tải lượng chất thải.
Chi tiết về các dịch vụ xử lý môi trường xem tại website: moitruonghopnhat.com!