Hiệu ứng nhà kính gây axit hóa đại dương
Đã kiểm duyệt nội dung
Sự trao đổi bức xạ khiến Trái Đất nóng dần lên được gọi là hiệu ứng nhà kính xảy ra một cách tự nhiên. Nhưng lượng khí nhà kính tăng vọt trong khí quyển đến mức gây bất lợi trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khoảng thời gian 200 nghìn năm trước công nghiệp, nồng độ CO2 dao động từ 180 phần triệu ppm và 280 ppm trong thời kỳ kỷ băng hà.
Tuy nhiên, kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp vào những năm 1750, lượng CO2 tăng hơn 50% ở mức 410 ppm. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục tăng người ta lo ngại đến những tác động tồi tệ nhất như thời tiết khắc nghiệt, mực nước biển dâng, tuyệt chủng nhiều loài thực vật và đặc biệt axit hóa đại dương.
Các nguồn khí nhà kính chính
- Cacbon dioxit (CO2): khối lượng của chúng chiếm đến ¾ khí thải toàn cầu. Nó tồn tại trong khí quyển hàng triệu năm, phát sinh chủ yếu từ việc đốt cháy vật liệu hữu cơ như than, dầu, khí đốt, chất thải rắn.
- Metan (CH4): loại khí này có nguồn gốc từ bãi rác, khí đốt tự nhiên, ngành công nghiệp dầu khí, nông nghiệp. Nó chiếm khoảng 16% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính.
- Nitro oxide (N2O): tỷ lệ tương đối nhỏ trong lượng phát thải toàn cầu (khoảng 6%) nhưng mạnh hơn 164 lần CO2 và thời gian tồn tại của nó có thể kéo dài một thế kỷ. Nguồn thải N2O phát sinh lớn nhất từ nông nghiệp, chăn nuôi, đốt chất thải, nhiên liệu.
- Khí công nghiệp: gồm flo, NF3 tồn tại hàng nghìn năm chiếm khoảng 2% tổng lượng khí thải.
CO2 gây axit hóa đại dương
CO2 là khí nhà kính hấp thụ và tỏa nhiệt. Không giống như oxy hoặc nito, khí nhà kính hấp thụ nhiệt và giải phóng dần theo thời gian. Nếu không có hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trung bình hàng năm của Trái Đất luôn âm. Nhưng sự gia tăng khí nhà kính lại khiến Trái Đất mất cân bằng và tăng nhiệt độ trung bình lên mức có hại.
Xem thêm bài viết về dịch vụ môi trường tại Hợp Nhất!
Một lý do khác khiến CO2 phải được loại bỏ là nó hòa tan vào đại dương giống như những bọt khí. Nó phản ứng với phân tử nước tạo ra axit cacbonic, làm giảm độ pH của đại dương. Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, độ pH của nước bề mặt đại dương giảm từ 8,21 xuống 8,10.
Sự sụt giảm này gọi là axit hóa đại dương. Khi độ axit tăng lên làm cản trở khả năng lấy canxi của sinh vật biển để phát triển các tế bào và cấu trúc cơ thể của chúng. Tăng độ axit gây ra hàng loạt hậu quả như giảm tỷ lệ trao đổi chất, phản ứng miễn dịch với hiện tượng tẩy trắng san hô.
Kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu, đại dương hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí CO2. Các khoáng chất canxi cacbonat là thành phần cấu tạo nên bộ xương của nhiều sinh vật biển. Trong tương lai, các đại dương sẽ hấp thụ nhiều canxi cacbonat làm tăng thêm độ axit của đại dương. Tảo quang hợp và cỏ biển bị ảnh hưởng vì chúng cần CO2 để sinh trưởng.
Khiến rạn san hô biến mất
Hiện tượng axit hóa đe dọa đến khối đá ngầm. Đặc biệt, rạn san hô sẽ bị xóa sổ hoàn toàn nếu nhiệt độ của đại dương thay đổi liên tục kèm với ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Những khu vực san hô phát triển sẽ chịu tác động nếu lượng lớn CO2 hòa tan trong nước. Theo đánh giá từ các nhà khoa học, trầm tích bị axit hóa gấp 10 lần. Nhiều vùng vịnh trên thế giới bắt đầu xuất hiện hiện tượng san hô bị tan rã, đe dọa đến hệ sinh thái dưới nước khi quá trình xói mòn diễn ra nhanh hơn.
Tuy nhiên để đối phó với nguy cơ biến mất, những rạn san hô lại có thể hút nhiều chất từ nước để hình thành san hô mới. Chúng sẽ tiếp tục phát triển và bổ sung thêm quần thể mới khi những rạn san hô bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ trong nước. Do đó, chúng sẽ thích ứng nhanh với thay đổi, nhất là axit hóa đại dương.
Truy cập moitruonghopnhat.com thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức, dịch vụ môi trường khác!