Hồ sơ báo cáo ĐTM bắt nguồn từ đâu?
Đã kiểm duyệt nội dung
Đánh giá tác động môi trường đặc biệt ở chỗ đòi hỏi phải tuân thủ kết quả môi trường định trước. ĐTM yêu cầu người ra quyết định phải tính đến giá trị môi trường trong các quyết định của họ và biện minh cho các quyết định đó dựa trên nghiên cứu chi tiết. Đồng thời công chúng phải tham gia trực tiếp việc xem xét về tác động môi trường tiềm ẩn.
Nguồn gốc – lịch sử đánh giá môi trường
Quá trình này tích hợp giữa hệ thống xã hội, kinh tế thành bức tranh tổng thể về môi trường. Mối quan tâm về tác động của con người đến môi trường thường liên quan đến sức khỏe, ô nhiễm không khí và nước. Mãi cho đến những năm 1960, mối quan tâm này dần được nâng lên do sự gia tăng dân số, đô thị, công nghiệp hóa cùng những tác động lên tài nguyên thiên nhiên.
Ở đó, xã hội bắt đầu phê phán về công nghệ và tác hại của nó đến môi trường. Trong những năm đầu, ĐTM tập trung vào các tác động đến dự án như chất lượng nước, không khí, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, khí hậu, thủy văn,… Khi các quá trình dần trưởng thành thì cũng là lúc phạm vi ứng dụng cũng tăng lên như đi sâu vào các vấn đề xã hội, sức khỏe và kinh tế.
Ở một số quốc gia, các tác động xã hội chỉ được xem xét ở mức hạn chế. Còn ở nhiều quốc gia khác, quá trình ĐTM được bổ sung bằng cách đánh giá tác động sức khỏe, xã hội ở mức tích hợp. Trọng tâm chính của loại hồ sơ môi trường này là thách thức phát triển giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường nếu nó được phê duyệt. Nói chung, lập ĐTM không thể thiếu tại các nhà máy điện hạt nhân, khu dân cư, thủy điện,…
ĐTM không xem xét liệu ở đâu và loại nào của sự phát triển tốt cho kinh tế - xã hội, cũng như tính bền vững của môi trường. Ngoài ra, nó còn thiếu tầm nhìn chiến lược, phạm vi không gian về tác động tích lũy của nhiều dự án.
Ví dụ khi xây dựng một khách sạn hạng sang trên bãi biển hoang sơ thì chẳng có tác động tiêu cực đến môi trường, nhưng sự phát triển của bãi biển dài 20 km sẽ có tác động đáng kể. Với những hạn chế trên, khái niệm “phân cấp” đã được đưa vào cuối năm 1980 ở các cấp quy hoạch khác nhau.
Sơ lược quá trình phát triển của ĐTM
- Năm 1970: Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên đưa khái niệm đánh giá tác động môi trường vào Luật về chính sách môi trường quốc gia.
- Tiếp theo các quốc gia khác như Anh, Cộng hòa Liên bang Đức và các nước Bắc Âu có những quy định tương đối hoàn chỉnh về ĐTM.
- Từ năm 1973 – 1977 đưa ĐTM vào chương trình hành động vì môi trường tại các nước thành viên EC như liên quan đến hoạt động của con người, động – thực vật, đất, nước, không khí,…
- Năm 1985 có đến ¾ các nước phát triển có ĐTM với nhiều mức độ khác nhau về báo cáo.
- Năm 1989, Ngân hàng thế giới ban hành chỉ thị về ĐTM, giảm thiểu tác động có quy mô lớn từ các dự án cấp quốc gia.
- Còn các quốc gia xã hội xem ĐTM dưới hình thức đánh giá sinh thái. Ở đây tồn tại nhiều bất lợi như tăng trưởng kinh tế, kỹ thuật, xã hội lấn át vấn đề môi trường. Do đó mà đa số dự án chỉ thực hiện ĐTM khi nó đã được quyết định hoặc đã đi vào hoạt động.
Chức năng của ĐTM
ĐTM phải có khả năng sửa đổi, cải tiến thiết kế, đảm bảo sử dụng tài nguyên hiệu quả, nâng cao các khía cạnh xã hội, xác định tác động và biện pháp giảm thiểu. Quá trình ĐTM phải:
- Có mục đích: đáp ứng mục tiêu cụ thể.
- Tập trung: hiệu ứng, tác động, điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội.
- Thích ứng: phù hợp với vấn đề và điều kiện thực tế.
- Có sự tham gia của cộng đồng.
- Minh bạch, rõ ràng và dễ hiểu.
- Nghiêm ngặt sử dụng nhiều phương pháp khác nhau.
- Thực tế thiết lập các biện pháp giảm thiểu hiệu quả.
- Đáng tin cậy thực hiện khách quan và chuyên nghiệp.
- Hiệu quả tương xứng với chất lượng báo cáo, nội dung đầy đủ và giảm gánh nặng về chi phí.
Báo cáo ĐTM là một phần không thể thiếu của quá trình đồng ý để dự án phát triển. Vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng lập báo cáo ĐTM phải thực hiện trong quá trình chuẩn bị. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào, Quý KH liên hệ ngay Công ty môi trường Hợp Nhất theo hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ nhiều thông tin chi tiết hơn!