Lưu ý về hồ sơ đánh giá tác động môi trường
Đã kiểm duyệt nội dung
Lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường được thực hiện đồng thời với giai đoạn chuẩn bị đầu tư không chỉ phù hợp với quy định của Nhà nước mà còn đề xuất biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường. Doanh nghiệp có thể tự mình thực hiện hoặc thuê đơn vị tư vấn hồ sơ môi trường có kinh nghiệm và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả, thông số, dữ liệu đã thu thập được.
Những quy định về hồ sơ đánh giá tác động môi trường
- Áp dụng vào Luật BVMT 2014.
- Áp dụng theo Nghị định 40 có hiệu lực thi hành năm 2020 của Chính phủ liên quan đến quy định về quy hoạch BVMT, lập ĐCM, ĐTM và kế BVMT cho nhiều đối tượng khác nhau.
- Áp dụng theo Thông tư 25 của Bộ TNMT.
- Áp dụng theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
Đối tượng phải lập hồ sơ đánh giá tác động môi trường
Theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì đối tượng lập ĐTM quy định trong Phụ lục II bao gồm các nhóm dự án về xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, giao thông, điện tử, năng lượng, phóng xạ, thủy lợi, khai thác rừng, trồng trọt, thăm dò khai thác chế biến khoáng sản, dầu khí, xử lý tái chế chất thải, cơ khí, luyện kim, nhà máy chế biến gỗ, sản xuất thủy tinh,...
Việc thực hiện báo cáo ĐTM đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành tham vấn ý kiến UBND cấp xã, cộng đồng dân cư nơi dự án hoạt động. Theo quy định mới còn lấy ý kiến chuyên gia có chuyên môn trong lĩnh vực môi trường. Đồng thời mỗi ĐTM còn phải lập Hội đồng thẩm định để trình xuất báo cáo đến cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt.
Chuẩn bị hồ sơ ĐTM theo Nghị định 40
- 1 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo ĐTM (mẫu số 5 Phụ lục VI Mục I).
- 1 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật liên quan đến dự án.
- 7 bản báo cáo ĐTM (trường hợp Hội đồng thẩm định nhiều hơn 7 người thì chủ dự án chuẩn bị thêm số lượng báo cáo).
Hồ sơ sau thẩm định gồm:
- 1 bản đề nghị phê duyệt báo cáo ĐTM (giải trình nội dung đã chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu).
- 7 bản báo cáo ĐTM đóng quyển gáy cứng, chủ dự án ký vào phía dưới từng trang hoặc đóng dấu giáp lai kể cả phụ lục kèm theo 1 đĩa CD chứa 1 tệp văn bản điện tử gồm tất cả nội dung báo cáo.
Hồ sơ đánh giá tác động môi trường có lợi ích gì?
- Đây là nhiệm vụ bắt buộc áp dụng với cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Hồ sơ ĐTM được quy định chi tiết trong nhiều quy định nếu doanh nghiệp không lập ĐTM sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc dự án không được phép hoạt động.
- Là công cụ quản lý môi trường để doanh nghiệp phân tích, nghiên cứu cũng như dự báo có thể phát sinh chất thải từ dự án và xây dựng kế hoạch kiểm soát phù hợp với mục đích phát triển kinh tế - xã hội. Và đồng thời xây dựng hình ảnh ấn tượng của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
- Hồ sơ giúp cơ quan nhà nước lưu trữ và phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến dự án nhằm mục đích xem xét và đề xuất những phương án có lợi cho doanh nghiệp vừa đảm bảo đời sống, vật chất và môi trường trong trạng thái tốt nhất.
- Căn cứ vào ĐTM mà chủ đầu tư có thể lựa chọn phương án đầu tư phù hợp với vị trí, quy mô, công nghệ, vật liệu, sản phẩm mang tính khả thi và hiệu quả về kinh tế.
- Giúp doanh nghiệp phòng tránh và giảm thiểu hiệu quả những tác động xấu của dự án đến môi trường xung quanh.
- Việc lập hồ sơ sẽ xác định thông tin chuẩn xác, tin cậy về môi trường cho cơ quan thẩm định ra quyết định đầu tư một cách chính xác với tính bền vững cao.
Như vậy căn cứ theo từng quy mô, lĩnh vực, công suất, diện tích mà chủ dự án tiến hành lập đánh giá tác động môi trường để không vi phạm những quy định của Nhà nước.
Nếu như dự án của bạn gặp bất kỳ khó khăn hay bạn cần làm mới ĐTM nhưng chưa tìm được đơn vị thích hợp thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 của Hợp Nhất. moitruonghopnhat.com đã thực hiện rất nhiều hồ sơ ĐTM cấp Bộ, cấp Sở và Ban quản lý KCN tại nhiều khu vực trên cả nước chắc chắn sẽ hỗ trợ và giúp bạn hoàn thành các thủ tục pháp lý nhanh chóng, đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất.