Hồ sơ ĐTM cần đáp ứng các tiêu chí nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Đánh giá tác động môi trường được coi là cơ chế sử dụng tối đa nguồn tài nguyên thiên nhiên và con người. Nó giảm chi phí, thời gian, cũng như đánh giá hậu quả đòi hỏi sử dụng thiết bị kiểm soát ô nhiễm hiệu quả. Môi trường trong bối cảnh ĐTM chủ yếu tập trung vào khía cạnh vật lý, hóa học, sinh học, địa chất, xã hội, kinh tế và tính thẩm mỹ. Trong phần này, Dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẽ giới thiệu về mục đích, bản chất và vai trò giữa ĐTM và ĐCM.
Các yêu cầu của đánh giá tác động môi trường
- ĐTM phải đồng nhất với các quá trình phát triển. Khi đặt yếu tố môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ gắn kết sự quan tâm đặc biệt từ nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
- Đưa ra sự lựa chọn dự án đầu tư phát triển cung cấp đầy đủ thông số, dữ liệu, lợi ích và tổn thất về tài nguyên môi trường. Điều này giúp cơ quan ra quyết định lựa chọn phương án triển khai hợp lý, chính xác hơn.
- ĐTM đòi hỏi đội ngũ tư vấn có nhiều kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp phù hợp với nội dung và yêu cầu liên quan đến dự án.
- ĐTM phải phù hợp với tiêu chuẩn môi trường hiện hành.
- Các hoạt động đánh giá tác động môi trường được thực hiện một cách khách quan, khoa học, đảm bảo tính toàn diện và mang tính khả thi hơn.
- Riêng với báo cáo đánh giá tác động môi trường sẽ do cơ quan thẩm quyền tổ chức thực hiện thông qua cán bộ có đủ kiến thức và chuyên môn thực hiện.
Hồ sơ ĐTM có quan trọng không?
- Giúp các cá nhân, tổ chức quan tâm nhiều hơn công nghệ xử lý chất thải, giảm thiểu tác động tiêu cực và tăng cường quan trắc môi trường.
- ĐTM tiến hành theo nhiều phương án phù hợp với hoạt động của dự án, phân tích lợi hại. Dựa trên cơ sở này mà chủ dự án sẽ lựa chọn phương án xử lý phù hợp với kinh tế và môi trường.
- ĐTM giảm thiểu tác hại đến môi trường, hạn chế tiêu cực và tăng cường hoạt động phát triển, sản xuất thân thiện với môi trường hơn.
- Xây dựng chương trình giám sát dự án trong phạm vi cho phép, ràng buộc trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở đối với các vấn đề môi trường.
Bản chất giữa hồ sơ ĐTM và ĐCM
Điểm giống nhau
- Biện pháp quản lý của cơ quan nhà nước.
- Xây dựng mối liên hệ, những tác động liên quan đến hoạt động phát triển và môi trường.
- Là hệ thống pháp lý để cơ quan nhà nước quản lý, thực hiện chính sách, khảo sát và đánh giá việc phát triển với các yếu tố môi trường.
- Công cụ quan trọng lồng ghép các yếu tố môi trường trong quá trình đưa ra quyết định thực hiện chính sách, chiến lược, kế hoạch,… nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững.
- Bao gồm quy tắc môi trường đối với dự án phát triển có khả năng tác động đến môi trường xung quanh.
Điểm khác nhau giữa hồ sơ ĐTM và ĐCM
- Bất kỳ dự án nào khi gây ra những ảnh hưởng đến môi trường đều phải phân tích, đánh giá tác động đến môi trường. Dựa trên điều này để đề xuất biện pháp phù hợp với tiêu chuẩn môi trường.
- Nâng cao nghĩa vụ thực hiện ĐTM cho từng dự án có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
- ĐTM không chỉ mang tính hình thức dựa trên báo cáo, giấy tờ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà còn được xem xét, cân nhắc đến các yếu tố vật chất của dự án.
Như vậy, mục đích chính của quá trình thực hiện ĐTM khuyến khích xem xét toàn diện nhiều vấn đề môi trường trong việc lập kế hoạch, ra quyết định và đi đến hành động phù hợp với tiêu chí môi trường. Để các giai đoạn lập ĐTM chất lượng và hiệu quả hơn, Quý Doanh nghiệp hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất tư vấn thêm nhiều thông tin chi tiết nhé!