Hồ sơ môi trường nền tảng pháp lý của doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Chuẩn bị hồ sơ môi trường - Xây dựng một nền tảng pháp lý tuyệt vời
Hồ sơ môi trường là tập hợp những vấn đề hữu hạn xoay quanh vấn đề ô nhiễm hay không ô nhiễm phản ánh trực tiếp từ thực tế của dự án. Nếu hệ thống xử lý môi trường có giá trị dài hạn sẽ giải quyết triệt để những tác nhân nguy hại thì việc lập hồ sơ môi trường chính là yếu tố quan trọng và hết sức cần thiết nhằm xây dựng mối quan hệ bền vững với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và với con người.
Quá trình thành lập hồ sơ môi trường giúp cơ quan, tổ chức, cán bộ, viên chức có thể sắp xếp các văn bản pháp lý, hồ sơ/thủ tục đầy đủ được thể hiện một cách khoa học và có hệ thống. Theo đó, tất cả các vấn đề phát sinh sẽ được giải quyết ổn thỏa, chất lượng và hiệu quả để tránh được những rủi ro phát sinh.
Bên cạnh đó, việc lập hồ sơ môi trường nếu được quan tâm đúng mức, được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng với đầy đủ những thông số, chỉ tiêu thì chắc chắn mọi giấy tờ trước, trong và sau quá trình giải quyết sẽ được phân loại rõ ràng và rành mạch hơn. Không chỉ phản ánh rõ thực trạng, vấn đề trọng tâm của môi trường mà các loại hồ sơ này còn thể hiện rõ nhiệm vụ, giúp cán bộ quản lý môi trường khai thác, tìm kiếm và sử dụng tài liệu một cách nhanh chóng và kịp thời.
Những yêu cầu cụ thể của các loại hồ sơ môi trường
Mỗi văn bản trong hồ sơ có sự liên kết, mật thiết, chặt chẽ và phản ánh được quá trình hình thành tự nhiên hoặc diễn biến phức tạp từ các nguồn, sự cố hoặc rủi ro môi trường được thể hiện một cách khách quan mà không hề phụ thuộc vào các ý kiến cá nhân hoặc một tổ chức nào khác.
Nếu xét trên phương diện pháp lý, hồ sơ chính là thể thức quản lý gián tiếp của Nhà nước đối với doanh nghiệp; chính vì thế mà hồ sơ phải đúng về thể thức và kỹ thuật trình bày và có chọn lọc về sự việc, thông tin và vấn đề cụ thể.
Hầu hết, hồ sơ môi trường có vai trò khác nhau nên thể thức và cách thức thực hiện cũng không hề giống nhau. Có loại hồ sơ bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện trước khi dự án vận hành và có nhiều hồ sơ mà sau khi vận hành mà doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện theo đúng với các quy định.
Các loại hồ sơ quan trọng mà doanh nghiệp cần phải thực hiện bao gồm lập đtm, lập báo cáo hoàn thành ĐTM, xin giấy phép xả thải, xin giấy phép khai thác nước ngầm/nước mặt hoặc lập sổ chủ nguồn chất thải nguy hại.
Và có những loại hồ sơ tưởng chừng không cần thiết nhưng chúng lại có giá trị to lớn để doanh nghiệp vượt qua những lần kiểm tra và quản lý của cơ quan nhà nước như hồ sơ xả thải hoặc vận hành thử nghiệm hệ thống.
Tại sao hồ sơ môi trường là nền tảng pháp lý của doanh nghiệp?
Có thể thấy rằng việc thành lập hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp có tầm quan trọng lớn nhằm đảm bảo doanh nghiệp cung cấp những thông tin, số liệu đáng tin cậy phục vụ tối đa và có hiệu quả trong việc quản lý và theo dõi chất lượng môi trường.
Hiện nay, có khá nhiều trường hợp đã và đang gây ô nhiễm môi trường bằng các hành động như xả thải trái phép, nồng độ nước thải, khí thải vượt quá ngưỡng cho phép. Và hồ sơ môi trường có vai trò chính trong việc hoạch định chiến lược, phân tích và đánh giá tổng quan mức độ ảnh hưởng của dự án đối với môi trường.
Như những thông tin trước chúng tôi đã đề cập, mỗi loại hồ sơ có vai trò, chức năng và nhiệm vụ khác nhau nên các quy định pháp lý của chúng cũng khác nhau. Có khá nhiều quy định của Nhà nước được ban hành và có không ít Nghị định, Thông tư ra đời có tác dụng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững đi đôi với công tác bảo vệ môi trường.
Nhờ vậy mà cơ cấu pháp lý của Nhà nước được thực hiện một cách đồng bộ, là điều kiện tiên quyết để chủ doanh nghiệp tự nguyện và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình đối với môi trường và đó cũng là cách thức quản lý, kiểm tra và kiểm soát của các cơ quan môi trường một cách khoa học và hợp lý nhất.
Sự thống nhất trong quan điểm cùng với vai trò thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước và doanh nghiệp với môi trường mà hồ sơ môi trường mang nền tảng pháp lý vững chắc nhất. Trong đó, hồ sơ môi trường quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải có đó chính là ĐTM, kế hoạch bảo vệ môi trường và Giấy phép xả thải.