Hồ Sơ Môi Trường Ngành Dệt May
Đã kiểm duyệt nội dung
Ngành dệt may là một trong những ngành công nghiệp quan trọng trong phát triển kinh tế ở nước ta. Bên cạnh những mặt tích cực thì chất thải của ngành này cũng là vấn đề đáng lo ngại. Chính vì vậy mà hiện nay Nhà nước càng siết chặt việc bảo vệ môi trường thông qua các văn bản pháp luật và hồ sơ môi trường là thủ tục bắt buộc. Vậy hồ sơ môi trường ngành dệt may gồm có những gì và quy trình thực hiện như thế nào? Trong nội dung bài viết dưới đây, Môi trường Hợp Nhất sẽ phân tích cụ thể để Quý Doanh nghiệp hiểu rõ.
>> Nếu không có thời gian đọc bài viết, hãy gọi về Zalo/Hotline: 0938.857.768 để được được tư vấn nhanh chóng!
1. Căn cứ pháp lý để tra cứu, kết luận hồ sơ môi trường ngành dệt may
Để xác định hồ sơ môi trường của ngành dệt may nói riêng và các ngành nghề khác nói chung, chúng ta cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành hiện nay như:
- Luật Bảo vệ môi trường 2020 số 72/2020/QH14;
- Luật Đầu tư công 2019 số 39/2019/QH14;
- Nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
Ngành dệt may rất đa dạng về quy mô, công suất và tùy vào sản phẩm của mỗi nhà máy mà quy trình sản xuất ở mỗi nơi sẽ có loại chất thải đặc trưng. Ví dụ có nhà máy dệt may không có công đoạn dệt nhuộm nhưng có nhà máy có công đoạn dệt nhuộm, vì vậy chất thải phát sinh ở mỗi nơi là khác nhau. Có thể nói, hồ sơ môi trường của mỗi dự án là khác nhau và việc kết luận loại hồ sơ phải căn cứ vào nhiều yếu tố như:
- Quy mô, công suất của nhà máy;
- Nhà máy chưa hoạt động hay đã hoạt động;
- Vị trí dự án (nằm trong khu công nghiệp hay ngoài khu công nghiệp);
- Tổng số vốn đầu tư;
- Chất thải phát sinh (nước thải, khí thải, chất thải nguy hại);
- Tổng lượng chất thải phát sinh (ví dụ nước thải thì lưu lượng tối đa là bao nhiêu m3/ngày đêm, khí thải thì lưu lượng là bao nhiêu m3/h, chất thải nguy hại thì bao nhiêu kg/tháng hoặc bao nhiêu kg/năm).
- Quy trình sản xuất, công đoạn làm phát sinh chất thải;
- Công trình, hệ thống, thiết bị bảo vệ môi trường (hệ thống xử lý nước thải, khí thải);
- Đã có hồ sơ môi trường trước đây chưa? (Đối với nhà máy đã đi vào hoạt động)
2. Tổng hợp các loại hồ sơ môi trường ngành dệt may
Hồ sơ môi trường sẽ có 2 trường hợp như sau: Nhà máy chưa đi vào hoạt động và nhà máy đã đi vào hoạt động. Dưới đây chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu từng trường hợp.
+ Lập hồ sơ Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
Các nhà máy dệt may có quy mô bao nhiêu thì phải lập hồ sơ ĐTM?
Theo quy định tại Điều 30, Luật BVMT 2020, đối tượng phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Dự án đầu tư nhóm I quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này;
b) Dự án đầu tư nhóm II quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này.
Và căn cứ vào phụ lục II Nghị định 08/2022/NĐ-CP, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) nằm trong danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
TT |
Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường |
Công suất |
||
|
Lớn |
Trung bình |
Nhỏ |
|
I |
Mức I |
|
|
|
5 |
Sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) |
Từ 50.000.000 m2/năm trở lên |
Từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm |
Dưới 5.000.000 m2/ năm |
TÓM LẠI
Trường hợp nhà máy dệt may lập hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường là:
- Nhà máy dệt may có công suất lớn (từ 50.000.000 m2/năm trở lên) => Lập ĐTM cấp Bộ
- Nhà máy dệt may có công suất trung bình (từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm) có yếu tố nhạy cảm với môi trường (cấp Bộ).
Lưu ý:
Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường thường áp dụng đối với trường hợp đối với nhà máy dệt may chưa đi vào hoạt động.
Thời gian thực hiện hồ sơ ĐTM theo Khoản 1, Điều 31, Luật BVMT 2020: Thực hiện đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án.
+ Lập hồ sơ Giấy phép môi trường
Nhà máy dệt may có quy mô, công suất bao nhiêu thì phải lập hồ sơ giấy phép môi trường?
Theo Luật BVMT 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP, nhà máy có công suất như sau thì phải thực hiện giấy phép môi trường:
Công suất dưới 5.000.000 m2/ năm: Lập GPMT cấp Huyện
Công suất dưới 5.000.000 m2/ năm + yếu tố nhạy cảm với môi trường: Lập GPMT cấp Tỉnh
Thời gian thực hiện giấy phép môi trường
Theo Luật BVMT số 72/2020/QH14, các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày 01/01/2022 phải có giấy phép môi trường trước ngày 01/01/2025 (quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 42).
+ Lập hồ sơ Vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường
Đối với các nhà máy dệt may sắp đi vào hoạt động, đã hoàn thiện hồ sơ giấy phép môi trường
Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải
Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm và được quy định tại Khoản 6, Điều 31, Nghị định 08/2022/NĐ-CP như sau:
a) Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
c) Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
+ Lập hồ sơ Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ là báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo đến cơ quan quản lý về tổng thể công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Tần suất thực hiện báo cáo: Theo điểm 1, khoản 2, Điều 119, Luật BVMT 2020 tần suất thực hiện báo cáo công tác BVMT là 01 lần/năm.
Thời gian gửi báo cáo: Theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT và Quyết định số 3323/QĐ-BTNMT, thời gian nộp báo cáo công tác bảo vệ môi trường là trước ngày 15/01 của năm tiếp theo.
3. Quy trình thực hiện các loại hồ sơ môi trường nhà máy dệt may
Dưới đây là quy trình thực hiện các loại hồ sơ môi trường của đơn vị tư vấn, nếu doanh nghiệp có nhân viên môi trường phụ trách thì linh động bỏ bớt các bước liên quan để ra quy trình làm việc phù hợp.
Quy trình thực hiện các loại hồ sơ môi trường khác nhau cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:
3.1. Quy trình thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường
Quy trình thực hiện hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường được thực hiện theo các bước dưới đây:
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin, thu thập thông tin, tài liệu liên quan
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng
- Bước 3: Tham vấn ý kiến cộng đồng dân cư khu vực dự án
- Bước 4: Viết nội dung báo cáo ĐTM
- Bước 5: In ấn và nộp thẩm định
- Bước 6: Thẩm định báo cáo ĐTM tại hồi đồng, tiếp đoàn kiểm tra thực tế
- Bước 7: Chỉnh sửa sau thẩm định theo ý kiến nhận xét của hội đồng thẩm định
- Bước 8: Nộp bổ sung và chờ phê duyệt
3.2. Quy trình thực hiện hồ sơ Đăng ký môi trường
- Bước 1: Tiếp nhận thông tin, thu thập thông tin, tài liệu liên quan;
- Bước 2: Tư vấn, khảo sát, báo giá, ký hợp đồng;
- Bước 3: Khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin;
- Bước 4: Viết nội dung;
- Bước 5: Hoàn chỉnh nội dung;
- Bước 6: Gửi báo cáo/nội dung cho khách hàng kiểm tra và xác nhận;
- Bước 7: In báo cáo, trình ký hồ sơ;
- Bước 8: Nộp báo cáo lên cơ quan tiếp nhận;
- Bước 9: Bàn giao báo cáo công tác bảo vệ môi trường cho khách hàng.
3.3. Quy trình thực hiện Giấy phép môi trường
- Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin, khảo sát thực tế, tư vấn;
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng;
- Bước 3: Lập báo cáo xin cấp giấy phép môi trường;
- Bước 4: In ấn và nộp thẩm định;
- Bước 5: Tiếp đoàn kiểm tra thực tế, báo cáo trước hội đồng thẩm định;
- Bước 6: Chỉnh sửa sau thẩm định theo ý kiến nhận xét của hội đồng thẩm định;
- Bước 7: Nộp bổ sung và chờ phê duyệt.
3.4. Quy trình thực hiện hồ sơ vận hành thử nghiệm công trình công trình bảo vệ môi trường
- Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin, khảo sát thực tế, tư vấn;
- Bước 2: Báo giá, chốt hợp đồng;
- Bước 3: Lập báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm;
- Bước 4: In ấn hồ sơ và nộp thẩm định;
- Bước 5: Chủ đầu tư dự án vận hành công trình xử lý chất thải và lấy mẫu theo chương trình;
- Bước 6: Cơ quan Nhà nước kiểm tra thực tế, lấy mẫu đối chứng;
- Bước 7: Hoàn thiện và nộp hồ sơ ra quyết định.
3.5. Quy trình thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Bước 1: Tiếp nhận, thu thập thông tin;
- Bước 2: Báo giá, ký hợp đồng;
- Bước 3: Tiến hành đo đạc, lấy mẫu;
- Bước 4: Xử lý thông tin;
- Bước 5: Viết báo cáo công tác bảo vệ môi trường;
- Bước 6: Hoàn chỉnh nộp dung báo cáo;
- Bước 7: Gửi báo cáo hoàn chỉnh cho khách hàng kiểm tra và xác nhận nội dung;
- Bước 8: In ấn, trình khách hàng ký;
- Bước 9: Nộp báo cáo đến cơ quan chức năng;
- Bước 10: Bàn giao báo cáo cho khách hàng.
Trên đây là một số thông tin về hồ sơ môi trường ngành dệt may và quy trình thực hiện từng loại hồ sơ. Nếu như nội dung này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tham khảo thông tin của Quý Doanh nghiệp thì Anh/Chị hãy gọi về Hotline: 0938.857.768 để được trò chuyện trực tiếp cùng chuyên gia, những thắc mắc về hồ sơ môi trường sẽ được tháo gỡ nhanh chóng.