Hóa chất trong xử lý nước thải ao nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong nhiều năm trở lại đây, nuôi trồng thủy sản trở thành ngành kinh tế chủ lực và tập trung nhiều nhất tại vùng Nam Bộ và vùng ven biển. Hình thức nuôi thâm canh và bán thâm canh gia tăng khiến quá trình tích tụ ô nhiễm ngày càng lớn. Đặc biệt là ô nhiễm đáy ao chứa nhiều khí độc ảnh hưởng ít nhiều sức khỏe và sức đề kháng của của thủy sản.
Chính vì thế, để thủy hải sản có sự sinh trưởng và phát triển, tránh được bệnh tật cũng như tạo được môi trường ao nuôi tốt hơn thì cần xử lý nước thải thủy sản là rất cần thiết. Ngoài xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học – sinh học – hóa học thì sử dụng các loại hóa chất là phương án được sử dụng rộng rãi trong quá trình nuôi trồng thủy sản hiện nay.
Dưới đây là các loại hóa chất có công dụng tuyệt vời giúp chủ trang trại tiết kiệm được thời gian và chi phí xử lý. Cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi các thông tin cơ bản dưới đây để hiểu rõ hơn vai trò của từng loại hóa chất này nhé!
- Chlorine
Đặc điểm
Chlorine có màu trắng, tan trong nước, có mùi hắc đặc trưng. Trong tự nhiên, chất này tồn tại ở các dạng khác nhau như:
- Khí Clo (Cl2)
- Caclcihypochlorite (Ca(OCl)2)
- Natrihypochlorite (NaOCl)
- Clo dioxit (ClO2)
Tác dụng
Trong xử lý nước thải ao nuôi, Chlorine có tác dụng:
- Khử trùng ao, hồ, dụng cụ
- Tiêu diệt vi khuẩn, virút, tảo, sinh vật phù du
- Oxy hóa các chất hữu cơ và mầm bệnh
Cơ chế tác dụng của Chlorine
Vì đặc trưng oxy hóa mạnh mà Chlorine có khả năng oxy hóa các chất hữu cơ lên cơ thể sinh vật. Các tế bào là nơi chịu tác động mạnh mẽ, phá hủy enzym của vi khuẩn. Lúc này H2 trong phân tử được thay thế hoàn toàn bởi Chlorine. Nhờ thế mà enzym của vi khuẩn rất khó để hoạt động nên tế bào chết dẫn đến sinh vật chết theo.
Cơ chế khử trùng của Chlorine
Khi hàm lượng Clo trong nước tăng cao, hiện tượng oxy hóa tại mang cá diễn ra với biểu hiện kích thích, phá hủy và gây tổn thương các tế bào mang cá nên viêm màng khiến mang cá phồng lên. Lúc này, sự hô hấp của cá giảm, cá có thể chết vì giảm lượng oxy trong máu.
Lưu ý khi sử dụng Chlorine
- Kết hợp sử dụng men vi sinh để khôi phục và tái sinh lượng vi sinh vật dưới đáy ao
- Không nên bón vôi trước khi dùng Chlorine
- Cần trung hòa Chlorine bằng dung dịch Natri thiosulfate
- PAC (Poly amonium chloride)
Đặc điểm
Hóa chất PAC được xem là chất keo tụ, trợ lắng tốt nhất không chỉ được dùng để xử lý nước cấp mà còn hỗ trợ đắc lực trong việc khắc phục các vấn đề trong nước thải thủy sản. PAC tồn tại dưới 2 dạng: lỏng và bột:
- PAC dạng lỏng: màu vàng nâu, thường được bỏ trong chai hoặc can nhựa
- PAC dạng bột: màu vàng chanh hoặc trắng ngà, dễ tan trong nước
Tác dụng
PAC là loại háo chất được ứng dụng rộng rãi trong việc xử lý nước thải đầu vào của nuôi tôm thâm canh. Chúng được thay thế hoàn toàn phèn nhôm vì mang nhiều đặc điểm xử lý nước thải thủy sản vượt trội. Trong đó, PAC dạng bột được sử dụng nhiều nhất.
Ưu điểm của hóa chất PAC:
- Cách sử dụng đơn giản
- Tan nhanh trong nước, ít ăn mòn thiết bị
- Gây hiện tượng đục khi lượng PAC trong nước dư hoặc thiếu
- Hiệu quả xử lý chất hữu cơ tan, không tan và kim loại nặng tốt
- Nồng độ pH trong nước ít thay đổi so với việc sử dụng phèn
- Hiệu quả tạo bông và trợ lắng gấp 5 lần các loại chất khác
- Chi phí sử dụng ít tốn kém
- KMnO4 (Thuốc tím)
Đặc điểm
KMno4 là chất rắn không mùi, tồn tại dưới dạng tinh thể, tan vô hạn trong nước bằng dung dịch màu tím đậm. Hiện nay thuốc tím được sản xuất và ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trong đời sống nhất là xử lý nước thải.
Tác dụng của thuốc tím
Thuốc tím là một chất có tính oxy hóa mạnh nên chúng dễ dàng oxy hóa chất hữu cơ và vô cơ. Đặc biệt, thuốc tím tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn, vi rút, nấm tảo bằng việc oxy hóa lên màng tế bào nhằm phá hủy cấu trúc enzym để quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu ao nuôi nhiễm sắt và mangan lớn thì thuốc tím chính là hóa chất lý tưởng nhất để kết tủa các loại kim loại này. Song song, nếu nước ao nuôi quá đục thì nên sử dụng hàm lượng thuốc tím ổn định nhằm cân bằng điện tích, giảm lượng hạt phù sa, keo tụ hạt mang điện tích âm và mangan điện tích dương để trung hòa điện tích và quá trình lắng hạt cặn lơ lửng diễn ra thuận lợi hơn.
Lưu ý khi sử dụng thuốc tím
- Thời điểm sử dụng thuốc tím thường rơi vào giai đoạn đầu và cuối vụ nuôi
- Vì thuốc tím trong ao nuôi tiêu diệt tảo và gây thiếu oxy nhẹ nên cần trang bị thêm quạt thổi khí
- Cần tính toán liều lượng thích hợp
- Khi bảo quản cần tránh ánh nắng mặt trời vì thuốc tím có tính oxy hóa mạnh
- Không nên sử dụng thuốc tím với thuốc khử trùng
- Thuốc tím sau khi pha phải sử dụng ngay
- Thuốc tím chỉ sử dụng trong ao lắng để oxy hóa chất hữu cơ
- Trong quá trình xử lý nước thải thủy sản bằng thuốc tím có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tôm cá nên cần thường xuyên theo dõi sau quá trình xử lý
Nếu bạn là chủ trang trại nuôi trồng thủy sản thì các thông tin cơ bản trên đây chắc chắn sẽ rất hữu ích đối với việc cải thiện chất lượng con giống. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến xử lý nước thải ao nuôi thủy sản thì hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất theo Hotline 0938 089 368 để được tư vấn miễn phí nhé!