Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Hoạt động XLNT cụm công nghiệp tại Hà Nội


912 Lượt xem - Update nội dung: 12-05-2020 09:34

Đã kiểm duyệt nội dung

Bên cạnh việc đầu tư xử lý môi trường đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh, Hà Nội cũng đang triển khai nhiều dự án giám sát chặt chẽ các hoạt động xử lý nước thải tại các cụm công nghiệp (CCN).

Thực tế hoạt động tại các cụm công nghiệp Hà Nội

Theo điều tra, trên địa bàn thành phố Hà Nội có hơn 70 CCN với hơn 3.864 cơ sở sản xuất, kinh doanh giải quyết tình trạng thất nghiệp cho hơn 60 nghìn lao động. Với quy mô và số lượng CCN nằm rải rác tại 17 quận huyện, UBND thành phố cho biết rất khó quản lý và kiểm soát việc xử lý nước thải CCN.

Hoạt động XLNT cụm công nghiệp tại Hà Nội

Nhiều mô hình CCN được xây dựng đồng bộ, quản lý chặt chẽ trở thành tiêu chuẩn điển hình. Mặc khác vẫn còn tồn tại nhiều CCN chưa đảm bảo tiêu chuẩn môi trường dẫn đến tình trạng ô nhiễm và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với con người.

Mới đây thông số khảo sát nhất cho thấy thành phố Hà Nội có 17 CCN còn nằm trong những khu dân cư đông đúc, chưa đảm bảo quy hoạch hợp lý; 27 CCN chưa xây dựng HTXLNT và hệ thống thoát nước mưa tách biệt; 44 CCN chưa có trạm xử lý nước thải; 59 CCN chưa có bãi tập kết phân loại rác thải.

Khu vực tập trung nhiều CCN nhất thuộc huyện Thường Tín. Tại đây thu hút hàng trăm làng nghề, hơn 10 CCN đang hoạt động với diện tích hoạt động và quy mô rộng lớn. Các CCN ở đây hầu như đã lấp đầy với hơn 900 doanh nghiệp tham gia, giải quyết việc làm hơn 7.000 lao động trên địa phương và vùng lân cận.

Theo ý kiến đề xuất của Sở Công Thương, các CCN của Hà Nội trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao, sạch nên các doanh nghiệp cần tăng vốn đầu tư bằng cách sử dụng nhiều thiết bị hiện đại, áp dụng công nghệ thông tin tự động, lựa chọn công nghệ xử lý nước thải thông minh tiết kiệm năng lượng,…

UBND huyện Hoài Đức (Hà Nội) chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị đầu tư xây dựng CCN theo đúng quy định phù hợp với quy định BVMT hiện hành. UBND huyện sẽ phối hợp với Sở Công Thương giám sát việc đầu tư xây dựng phù hợp với định hướng phát triển theo cơ chế xanh, sạch không gây ô nhiễm môi trường.

Cùng với đó cũng đề cao các phương án tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ kỹ thuật cao, quy hoạch đồng bộ cơ sở hạ tầng hiện đại, đảm bảo xây dựng đầy đủ các trạm xử lý nước thải tại CCN Dương Liễu và Đông La.

UBND thành phố Hà Nội giao các nhà đầu tư xây dựng các khu xử lý nước thải tại 4 CCN gồm Đan Phượng, Sông Cùng (thuộc huyện Đan Phượng), Thành Thùy (thuộc huyện Thanh Oai) và CCN Chàng Sơn (thuộc huyện Thạch Thất) trong quá trình quy hoạch.

Theo Giám đốc Sở xây dựng Hà Nội thì tỷ lệ CCN trên địa bàn thành phố Hà Nội có 60,5% trạm xử lý nước thải hoạt động ổn định. Trong đó có 21 CCM có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 30% tổng số CCN).

Hà Nội đẩy mạnh công tác BVMT tại các cụm công nghiệp

Vừa qua, Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định 09/QĐ-HĐND thành lập Đoàn giám sát liên quan đến quá trình xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn. UBND thành phố sẽ tiến hành giám sát các hoạt động hoặc dự án đầu tư HTXLNT và biện pháp xử lý nước thải cụm công nghiệp vào cuối tháng 4/2020.

Hoạt động XLNT cụm công nghiệp tại Hà Nội

UBND thành phố tìm ra những khó khăn, vướng mắc, những hạn chế và nguyên nhân còn tồn đọng liên quan đến công tác xử lý nước thải khu công nghiệp. Đặc biệt chú trọng đến 19 CCN chưa lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tập trung phải hoàn thành trong năm 2020. Đối với 11 CCN đã có HTXLNT nhưng chưa đi vào vận hành hoặc vận hành vẫn chưa đạt hiệu quả cao phải được nâng cấp để nâng cao hiệu quả xử lý.

Căn cứ theo nghị định 80/2014/NĐ-CP quy định về thoát nước và xử lý nước thải, đoàn giám sát của UBND thành phố sẽ kiểm tra việc thu phí dịch vụ thoát nước phù hợp với quy định mới của pháp luật. Nhất là chú trọng đến việc rà soát hiệu quả đầu tư, tìm hiểu mô hình quản lý tại các CCN; xây dựng kế hoạch, lộ trình chuyển đổi chủ đầu tư CCN cho các đơn vị có đủ năng lực.

Trên cơ sở đó, đoàn sẽ tổng hợp thông tin, số liệu để đề xuất các biện pháp tháo gỡ những vướng mắc, sự cố môi trường nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước về việc đầu tư xây dựng các hệ thống xử lý nước thải tại các CCN trên địa bàn thành phố. Trong thời gian tới, UBND Hà Nội sẽ hoàn thành các mục tiêu với nhiều giải pháp hiệu quả để hoàn thành mục tiêu cải tạo, nâng cấp các công trình BVMT của CCN.

UBND cấp huyện, sở, ngành liên quan xây dựng chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN trên địa bàn trong giai đoạn 2020 – 2025, báo cáo kịp thời cơ quan xem xét và khắc phục những vướng mắc còn tồn đọng, đảm bảo các CCN tuần thủ đầy đủ các quy định BVMT của Nhà nước.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(07:51 11-01-2025)
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ...
(08:01 10-01-2025)
Môi trường Hợp Nhất chuyên cung cấp dịch vụ vận hành thử nghiệm sau giấy phép môi trường uy tín, giúp doanh nghiệp ...
(11:01 09-01-2025)
Công ty xử lý nước thải tại miền Tây uy tín, cam kết mang đến cho doanh nghiệp các giải pháp hiệu quả theo quy định.
(09:05 09-01-2025)
Khi đi vào vận hành, dự kiến có phát sinh nước thải với lưu lượng xả thải tối đa là 63m3/ngày, nước thải chủ ...
(08:04 09-01-2025)
Chủ đầu tư muốn đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 80m3/ngày để nhà máy đủ điều kiện hoạt ...
(11:57 08-01-2025)
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp sắp đi vào hoạt động hoặc đang hoạt động và đang tìm một công ty làm hồ sơ môi ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768