Hội nghị khoáng sản lần thứ 8
Đã kiểm duyệt nội dung
Vừa qua, Hội nghị Khoáng sản lần thứ 8 diễn ra trực tuyến với sự tham gia của 10 nước trong khu vực ASEAN. Nội dung hội nghị liên quan đến các vấn đề, chính sách phát triển về hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản với nhiều cơ hội và thách thức mới.
Những mục tiêu đối với khai thác khoáng sản
Mục tiêu chính là sự thích ứng với nhu cầu sản xuất và tiêu dùng thúc đẩy nhu cầu khai thác sử dụng khoáng sản trên toàn cầu, cải thiện hợp tác, tận dụng nhu cầu trên thị trường hàng hóa. Hướng tới sử dụng năng lượng sạch hơn, công nghệ tập trung sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như điện mặt trời, điện gió tổng thể về khoáng sản cho đến năm 2050.
Một số công nghệ như panel mặt trời dùng silicon, bạc, đồng, tuabin gió, động cơ xe điện, công nghệ lưu trữ năng lượng, dùng niken, coban, mangan, lithium, sắt,… cũng được quan tâm. Chủ trương lâu dài xây dựng mỏ khai thác khoáng sản xanh, giảm thiểu CO2 ra ngoài khí quyển đạt được mục tiêu giảm phát thải CO2 trong tương lai.
Do đó các đơn vị khai thác sử dụng động cơ vì dùng điện máy nổ đốt dầu diesel, xe tải điện. Song song với quá trình khai thác phải gắn liền với mục tiêu giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình khai thác hoặc thăm dò mỏ. Xung quanh khu vực khai thác cần trồng rừng mới, trồng cây xanh để nâng cao công tác bảo vệ môi trường.
Tập trung xu hướng mới
Các dự án ngày càng yêu cầu nguồn năng lượng sạch, khí hóa điện với thiết bị mới hiện đại hơn. Với những chính sách này sẽ thúc đẩy nhu cầu về khoáng sản và động cơ hiệu suất cao. Ưu tiên với xe điện sử dụng pin lithium khác nhau, động cơ hiệu suất sử dụng nguyên tố đất hiếm và đồng.
Trong tương lai sẽ chuyển hướng sang mục tiêu cacbon thấp vì kim loại và khoáng sản cho phép ứng dụng năng lượng hiệu quả. Khoáng sản và kim loại tập trung mạnh vào công nghệ tiết kiệm năng lượng, hiệu quả sử dụng và ứng dụng giải pháp công nghệ cao. Một trong những mục tiêu quan trọng khác là ứng dụng kỹ thuật số thúc đẩy nhu cầu và tiêu thụ khoáng sản. Thay thế những kỹ thuật truyền thống vào việc khai thác khoáng sản như silicon, bauxit, graphite,…
Phát triển bền vững vẫn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu ở nhiều quốc gia. Một số kiến nghị đối với việc khai thác khoáng sản gồm đảm bảo đầu tư khai thác, đổi mới, tăng cường công tác tái tạo khoáng sản, gia tăng giá trị thị trường và tăng cường hợp tác quốc tế. Vì thế trong giai đoạn 2021 – 2025 tăng cường quá trình hợp tác cũng như khắc phục những hạn chế về thách thức còn tồn đọng.
Những quan điểm của Việt Nam
Đứng trước khủng hoảng do dịch Covid-19 kèm với khủng hoảng khí hậu toàn cầu, hệ sinh thái bị phá hủy nhưng vẫn có những thay đổi cơ bản và chuyển hóa những thách thức thành cơ hội phát triển mới. Với thực trạng khai thác quá mức, sử dụng tài nguyên lãng phí làm thay đổi cảnh quan, mục đích sử dụng con người. Điều này làm gia tăng tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường và khủng hoảng khí hậu toàn cầu..
Ở Việt Nam, cơ hội khai thác khoáng sản chuyển đổi công nghệ, thiên nhiên môi trường, xu hướng toàn cầu trong nền kinh tế tuần hoàn, cacbon thấp, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Với những chiến lược quan trọng của ngành môi trường sẽ ưu tiên với những lợi ích về khoáng sản, tiết kiệm, hiệu quả hướng tới sự bền vững phù hợp với chính sách, đầu tư tài chính gắn liền với hoạt động khai thác, sử dụng khoáng sản.
Đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị chuyển đổi nghiên cứu, phát triển công nghệ giải quyết vấn đề cấp bách như phục hồi hệ sinh thái tự nhiên, giải quyết vấn đề ô nhiễm, suy thoái đất đai lưu trữ cacbon tại nhiều mỏ khai thác. Trong thời gian tới, các quốc gia trong khu vực sẽ nâng cao năng lực khu vực với các chủ đề như trữ lượng tài nguyên giá trị khoáng sản, hướng tới công nghệ khai thác xanh, quản lý và phục hồi môi trường mỏ.
Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất sẵn sàng đồng hành cùng Quý khách hàng trong doanh nghiệp trong các công tác, dự án xử lý môi trường!