Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cấy Vi Sinh Xử Lý Nước Thải


882 Lượt xem - Update nội dung: 01-12-2023 16:19

Đã kiểm duyệt nội dung

Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải là việc rất cần thiết đối với người vận hành hệ thống. Đặc biệt là các hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học. Quần thể vi sinh sinh trưởng, phát triển tốt sẽ mang lại hiệu suất xử lý tốt cho toàn hệ thống xử lý nước thải và ngược lại. Trong bài viết sau đây, Môi trường Hợp Nhất hướng dẫn các bạn cách nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải nhanh chóng, tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn cách nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải

1. Hướng dẫn cách nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt

Có nhiều cách nuôi cấy vi sinh khác nhau, mỗi đơn vị vận hành sẽ linh hoạt áp dụng để phù hợp nhất với mỗi loại nước thải và đặc điểm của từng hệ thống. Trong đó thuật ngữ F/M (Food/Microorganism) dùng để biểu thị tỷ lệ lượng thức ăn/lượng vi sinh vật có trong nước thải. Khi nuôi vi sinh chúng ta cần biết 1kg vi sinh ăn bao nhiêu thức ăn.

Dưới đây là kinh nghiệm nuôi sinh của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt được Hợp Nhất chia sẻ với Quý bạn đọc.

Khi tiến hành nuôi cấy vi sinh cho bất kỳ hệ thống nào, người trực tiếp vận hành cũng cần kiểm tra hệ thống với các công việc cụ thể như sau:

  • Kiểm tra tình trạng các máy móc, thiết bị (máy thổi khí, máy khuấy, bơm chìm, bơm định lượng, v.v…) để đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động ổn định.
  • Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, xem lại sơ đồ công nghệ.
  • Kiểm tra các chỉ tiêu thông số đầu vào của nước thải để đảm bảo nồng độ ô nhiễm trong khoảng cho phép.
  • Duy trì độ pH ở mức 6.5 – 8.5 là thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
  • Nhiệt độ nước thải từ 10 – 40 độ C là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật.
  • Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) không vượt quá 15g/l.
  • BOD5 < 500 mg/l.
  • Tổng chất rắn lơ lửng trong nước thải < 150mg/l.
  • Tỉ lệ chất dinh dưỡng: BOD5: N:P = 100:5:1.
  • Nước thải không chứa chất hoạt động bề mặt (xà phòng, chất tẩy rửa), dầu mỡ hoặc các chất độc hại làm ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của vi sinh vật.

- Liều lượng là 2 – 10ppm/ngày tùy vào nồng độ BOD, COD trong nước thải.

- Lượng vi sinh được tính toán căn cứ vào thể tích của bể, liều lượng nuôi cấy vi sinh là trong thời gian 20 ngày.

Công thức A = (m x V)/1.000

Trong đó:

  • A: Khối lượng vi sinh nuôi cấy trong một ngày (kg/ngày).
  • M: 2 – 10 ppmm (liều lượng vi sinh dựa vào nồng độ ô nhiễm của chất thải).
  • V: Thể tích của bể sinh học kỵ khí hoặc hiếu khí (m3).

Ví dụ cấy vi sinh mỗi ngày liên tục trong thời gian 20 ngày.

Phân bổ 5 – 10% bùn hoạt tính vào bể sinh học để làm chất tăng trưởng.

Vi sinh đoáng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải
Vi sinh đoáng vai trò quan trọng trong xử lý nước thải (Ảnh minh họa)

Dưới đây là ví dụ cho quy trình nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt (bể kỵ khí và bể hiếu khí).

2. Ví dụ nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt

Công việc này được thực hiện qua nhiều ngày mới có thể đạt được kết quả như mong đợi, cụ thể:

Ngày thứ 1

Bơm nước thải vào bể sinh học hiếu khí có sục khí liên tục, nước chiếm 30% thể tích của bể. Tiếp đến là thêm 1/3 nước sạch vào bể để giảm bớt nồng độ chất ô nhiễm trong nước. Sau đó cho lượng bùn vi sinh  đã được tính toán + chất dinh dưỡng vào bể để cho vi sinh bắt đầu tăng trưởng sinh khối. Trong một số trường hợp muốn tăng tốc thì cần bổ sung chế phẩm vi sinh hoặc men vi sinh vào bể.

Ngày thứ 2

Tắt máy sục khí, để nước thải lắng trong thời gian 2h và dẫn phần nước trong ra khỏi bể, cho nước thải mới vào (lưu lượng khoảng 20% tổng lưu lượng nước thải), sục khí và tiếp tục cho chế phẩm vi sinh vào (nếu cầu). Theo dõi các thông số như giá trị pH, độ màu, độ mùi của bùn, lưu lượng nước thải đầu vào, kiểm tra thông số SV30 (kiểm tra tốc độ lắng của nước thải bằng cách rót nước thải vào ống đo hoặc chai nhựa và để lắng trong vòng 30 phút cho bùn lắng xuống, kết quả thường có sau 5 phút nhưng các kỹ sư vận hành thường đọc kết quả sau 30 phút) và  ghi chép các thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

Ngày thứ 3

Tắt máy sục khí, chờ nước thải lắng trong 2h, cho nước trong ra khỏi bể, sục khí và bổ sung lượng vi sinh mới vào. Vẫn tiếp tục kiểm tra các thông số như ngày thứ 2 (giá trị pH, độ màu, độ mùi, lưu lượng nước thải đầu vào, thông số SV30)

Ngày thứ 4 và thứ 5

Tắt máy sục khí, chờ nước thải lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể. Có thể tăng lưu lượng nước thải bơm vào bể lên 5% và bổ sung dinh dưỡng cho vi sinh phát triển. Kiểm tra các thông số như pH, DO, độ màu của nước, độ mùi của bùn, thông số SV30,… ghi chép lại các thông số.

Ngày thứ 6

Lúc này vi sinh đã tương đối thích nghi với nước thải, có thể tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống lên 10%  và bổ sung vi sinh, dinh dưỡng (nếu cần). Đồng thời chúng ta vẫn kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, độ màu, độ mùi của bùn, giá trị pH trong nước thải, thông số SV30,.. và ghi chép lại khả năng sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật.

Ngày thứ 7, 8, 9

Đây là lúc vi sinh đã thích nghi với nước thải, vì vậy có thể tăng lưu lượng nước thải cấp vào hệ thống khoảng 15%, bổ sung chất dinh dưỡng cho vi sinh vật sinh trưởng. Tiếp tục kiểm tra các thông số như DO, giá trị pH, độ màu, độ mùi, khả năng tạo bông, thông số SV30,… và ghi chép lại khả năng phát triển của vi sinh vật.

Các ngày tiếp theo

Chuyển từ chế độ vận hành hệ thống bằng tay sang chế độ vận hành tự động, kiểm tra chất lượng nước thải đầu ra và các thông số mỗi ngày, đồng thời ghi lại nhật lý vận hành để theo dõi, báo cáo.

giá thể vi sinh xử lý nước thải
Sử dụng giá thể vi sinh để nuôi cấy vi sinh (Ảnh minh họa)

3. Dịch vụ nuôi cấy vi sinh hiệu quả, tiết kiệm chi phí

Trên đây là một ví dụ về cách nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải. Thực tế, các kỹ sư của công ty Môi trường Hợp Nhất sẽ linh hoạt nuôi cấy cho phù hợp với từng loại nước thải.

Nếu bạn đang gặp phải khó khăn khi vận hành hệ thống xử lý nước thải hoặc nuôi cấy vi sinh không hiệu quả, bạn có thể liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất để được hỗ trợ các gói vận hành, nuôi cấy vi sinh thích hợp.

Tại Hợp Nhất các gói nuôi cấy vi sinh được thiết kế linh hoạt theo đặc điểm của mỗi hệ thống.

STT

CHU KỲ

NHU CẦU

NGUYÊN NHÂN/CÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ

1

Nuôi cấy vi sinh ban đầu

Hệ thống cần cho một lượng bùn hoạt tính và vi sinh vào bể sinh học aerotank sục khí nuôi cấy trước khi vận hành. Có thể thời gian đầu lượng vi sinh sẽ bị hư hỏng.

Do hệ thống đang áp dụng công nghệ xử lý hóa lý kết hợp vi sinh sinh học để xử lý. Một số vi sinh không phù hợp có thể làm chết, thất thoát khiến việc xử lý kém hiệu quả. Cần thêm lượng bùn hoạt tính và vi sinh tăng lên gấp đôi và đổi chủng loại vi sinh nếu cần thiết, tăng thời gian sục khí.

2

Nuôi vi sinh theo quý

Khi hệ thống thiếu hoặc hết lượng bùn và vi sinh trong bể xử lý hiếu khí aerotank.

Do lượng nước thải cấp vào bể quá nhiều dẫn đến tỷ lệ bùn hoạt tính, vi sinh và nước thải chênh lệch, xảy ra tình trạng sốc tải, nổi bọt… Kiểm tra bằng mắt thường, nếu thấy trong bể độ màu của nước thải có màu cà phê sữa, bể hoạt động tốt.

Nếu đang tìm dịch vụ nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải, Doanh nghiệp hãy liên hệ Công ty Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 hoặc bấm vào ô chat để nhắn nhanh cho bộ phận tiếp nhận thông tin.

Tư Vấn Môi Trường Qua Zalo

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(09:00 16-01-2025)
Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất là nhà thầu chuyên tư vấn, thiết kế, thi công các hệ ...
(10:15 15-01-2025)
Bên cạnh các hệ thống xử lý nước thải bê tông cốt thép kiên cố, hệ thống xử lý nước thải dạng container (công ...
(08:06 15-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có phát sinh nước thải và cần tìm nhà thầu xử lý nước thải ...
(07:53 14-01-2025)
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải tại Hậu Giang, xin vui lòng liên ...
(12:00 13-01-2025)
Để ứng phó với tình trạng nước nhiễm mặn, nước lợ tại nhiều địa phương, đặc biệt là vào mùa khô: nhiều ...
(08:01 10-01-2025)
Môi trường Hợp Nhất chuyên cung cấp dịch vụ vận hành thử nghiệm sau giấy phép môi trường uy tín, giúp doanh nghiệp ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768