Hướng dẫn cách vệ sinh lõi lọc nước tại nhà
Đã kiểm duyệt nội dung
Các thiết bị lọc nước hiện nay rất “được lòng” người sử dụng, không chỉ sở hữu tính năng làm sạch hoàn toàn nguồn nước đảm bảo sức khỏe người sử dụng mà nó còn mang tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp đối với hộ gia đình hoặc trường học, bệnh viện, nhà xưởng.
Trong đó, việc duy trì tuổi thọ thiết bị rất quan trọng vì tuổi thọ càng cao sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa hoặc thay mới lõi lọc. Và nhiệm vụ quan trọng nhất là bạn phải biết cách vệ sinh lõi lọc nước đầy đủ và đúng cách. Hôm nay Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất xin điểm qua một vài đặc điểm việc vệ sinh lõi lọc này nhé!
Khi nào bạn cần vệ sinh lõi lọc nước?
- Đối với vệ sinh đinh kỳ: thiết bị lọc nước tích hợp nhiều lõi lọc khác nhau nên sau một thời gian dài sử dụng bạn cần tiến hành vệ sinh đảm bảo lõi lọc hoạt động ổn định.
- Khi thấy nguồn nước đầu ra có sự bất thường: khi thấy nước đầu ra có nhiều cặn bẩn, không còn tinh khiết và mùi hôi thì cần tiến hành vệ sinh lõi lọc ngay lập tức.
- Khi thiết bị lọc nước hoạt động không ổn định: vì lõi lọc không được thay thế nên dễ khiến thiết bị tắc nghẽn do cặn bẩn, ngăn cản dòng chảy. Lúc này thiết bị sẽ phát ra tiếng kêu lạ, nước cấp giảm nên cần tiến hành làm sạch lõi lọc.
- Thay đổi tính chất nguồn nước cấp đầu vào: đa phần thiết bị lọc nước cần thời gian để làm quen với nguồn nước cấp mới và ổn định hiệu suất ban đầu. Do đó việc vệ sinh lõi lọc phải tiến hành khi có sự thay đổi tính chất, đặc điểm của nguồn nước.
Hướng dẫn vệ sinh lõi lọc nước đúng cách, đơn giản tại nhà
- Đối với lõi số 1 (PP): với cấu tạo từ sợi bông ép nên khi vệ sinh cần tháo 1 đầu bịt, lấy tay bịt đầu còn lại, cho nước vào lõi và lấy bàn chải cọ sạch. Cần vệ sinh 1 – 2 lần và thay thế đúng thời hạn sử dụng.
- Lõi lọc số 2 (than hoạt tính): là lõi quan trọng hấp thụ mùi hôi nên cần vệ sinh từ 1 – 2 lần khi thấy nước có mùi và ngang ngang khó uống. Lúc này bạn cần sử dụng miếng vải để vệ sinh bên trong và đáy lõi.
- Lõi lọc số 3 (CTO): để vệ sinh bạn cần lấy hạt nhựa cation ngâm vào dung dịch muối bão hòa khoảng 10 tiếng rồi lấy ra rửa sạch và tiếp tục đưa lõi vào sử dụng tiếp.
- Lõi số 4 (màng RO): vì đây là thành phần quan trọng nhất của thiết bị, việc tháo màng lọc để vệ sinh lại cần sử dụng thao tác phức tạp nên bạn phải cần người có kỹ thuật.
- Lõi lọc tạo khoáng: định kỳ 3 tháng vệ sinh 1 lần. Với các lõi như T33 không cần vệ sinh vì chúng không có khả năng lọc nước mà có chức năng tạo khoáng mang lại hương vị cho nguồn nước uống. Những lõi lọc này chỉ cần được thay thế sau 1 – 3 năm sử dụng.
Vấn đề cần lưu ý khi vệ sinh lõi lọc RO
- Bạn chỉ cần sục rửa lõi lọc này để loại bỏ bùn đất, tạp chất thô, kim loại nặng,… có kích thước > 5 micron.
- Đối với những lõi lọc khác, bạn không cần vệ sinh vì điều này sẽ khiến lõi bị nhiễm khuẩn hoặc bị hư hỏng.
- Đầu tiên, bạn cần vặn để lấy lõi lọc ra và đổ hết phần nước bên trong.
- Khi vệ sinh, bạn bịt một đầu lỗ, cho nước vào lõi đầu kia và lấy bàn chải cọ rửa bên ngoài sẽ giúp kéo dài thời gian thay lõi lọc hơn, nhất là nguồn nước bị nhiễm bẩn.
- Tuy nhiên việc vệ sinh lõi lọc không kéo dài tuổi thọ mà bạn cần lưu ý hơn đến việc thay lõi lọc đúng định kỳ.
Trên đây là những chia sẻ của Hợp Nhất - Công ty chuyên xử lý môi trường về các lưu ý liên quan đến việc vệ sinh lõi lọc. Để biết thêm thông tin chi tiết về cách vệ sinh lõi lọc nước hoặc tìm hiểu thêm về tính năng, đặc trưng từng loại khác nhau thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!