Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Hướng dẫn tra cứu đối tượng cần làm giấy phép môi trường


2413 Lượt xem - Update nội dung: 30-10-2023 14:27

Đã kiểm duyệt nội dung

Bạn đang cần tra cứu thông tin để biết “doanh nghiệp của mình có thuộc đối tượng cần làm giấy phép môi trường hay không?”. Tuy nhiên, hiện tại bạn chưa biết phải tìm đọc nội dung ở văn bản pháp luật nào, có cách nào để tra cứu nhanh nhất không? Bài viết dưới đây, Môi Trường Hợp Nhất sẽ “hướng dẫn tra cứu đối tượng cần làm giấy phép môi trường”, hy vọng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức để tìm kiếm thông tin.

Trường hợp không có thời gian đọc bài viết, bạn có thể liên hệ hotline 0938.857.768 hoặc bấm vào nút gọi dưới đây để liên hệ chuyên viên tư vấn hỗ trợ xác định trường hợp cụ thể cho doanh nghiệp của bạn.

Tư Vấn Môi Trường Qua hotline

tra cứu đối tượng cần làm giấy phép môi trường

1. Căn cứ pháp lý để tra cứu đối tượng cần làm giấy phép môi trường

Dưới đây là 4 căn cứ pháp lý để Môi Trường Hợp Nhất thực hiện nội dung bài viết này:

CĂN CỨ PHÁP LÝ

NGÀY ĐƯỢC THÔNG QUA

CƠ QUAN/NỘI DUNG

Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14

17/11/2020

Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Luật đầu tư công 39/2019/QH14

13/06/2019

Quốc Hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Nghị định số 40/2020/NĐ-CP

06/04/2020

Hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công của Chính phủ.

Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10/01/2022

Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.

2. Hướng dẫn tra cứu đối tượng thực hiện Giấy Phép Môi Trường

Để tra cứu doanh nghiệp có thuộc đối tượng phải làm giấy phép môi trường hay không, chúng ta cần tìm hiểu các quy định, tài liệu về pháp luật như sau:

2.1. Tìm hiểu về tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư

Tiêu chí môi trường để phân loại dự án đầu tư có quy định tại Khoản 1, điều 28, Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, cụ thể nội dung như sau:

Tiêu chí về môi trường để phân loại dự án đầu tư bao gồm:

a) Quy mô, công suất, loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;

b) Diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển, quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên;

c) Yếu tố nhạy cảm về môi trường gồm:

- Khu dân cư tập trung;

- Nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;

- Khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, thủy sản;

- Các loại rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;

- Di sản văn hóa vật thể, di sản thiên nhiên khác;

- Đất trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên;

- Vùng đất ngập nước quan trọng;

- Yêu cầu di dân, tái định cư và yếu tố nhạy cảm khác về môi trường.

2.2. Tìm hiểu “tiêu chí phân loại dự án nhóm A, Nhóm B, Nhóm C”

Tiêu chí phân loại dự án nhóm A, Nhóm B, Nhóm C có quy định rõ ràng tại “Điều 8, 9, 10 chương 1 luật đầu tư công số 39/2019”, cụ thể quy định:

Lưu ý: Vì một số nội dung dài, chúng tôi sẽ kèm theo link đã được tổng hợp thông tin, quý bạn đọc muốn tìm hiểu có thể ấn vào để xem.

Điều 8. Tiêu chí phân loại dự án nhóm A

Trừ dự án quan trọng quốc gia quy định tại Điều 7 của Luật này, dự án thuộc một trong các tiêu chí sau đây là dự án nhóm A:

1. Dự án không phân biệt tổng mức đầu tư thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh có mức độ tuyệt mật;

b) Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ;

c) Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

2. Dự án có tổng mức đầu tư từ 2.300 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ;

b) Công nghiệp điện;

c) Khai thác dầu khí;

d) Hóa chất, phân bón, xi măng;

đ) Chế tạo máy, luyện kim;

e) Khai thác, chế biến khoáng sản;

g) Xây dựng khu nhà ở;

3. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Giao thông, trừ dự án quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

b) Thủy lợi;

c) Cấp thoát nước, xử lý rác thải và công trình hạ tầng kỹ thuật khác;

d) Kỹ thuật điện;

đ) Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử;

e) Hóa dược;

g) Sản xuất vật liệu, trừ dự án quy định tại điểm d khoản 2 Điều này;

h) Công trình cơ khí, trừ dự án quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này;

i) Bưu chính, viễn thông;

4. Dự án có tổng mức đầu tư từ 1.000 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản;

b) Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên;

c) Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới;

d) Công nghiệp, trừ dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;

5. Dự án có tổng mức đầu tư từ 800 tỷ đồng trở lên thuộc lĩnh vực sau đây:

a) Y tế, văn hóa, giáo dục;

b) Nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình;

c) Kho tàng;

d) Du lịch, thể dục thể thao;

đ) Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại điểm g khoản 2 Điều này;

e) Dự án thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trừ dự án quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.

Điều 9. Tiêu chí phân loại dự án nhóm B

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 120 tỷ đồng đến dưới 2.300 tỷ đồng.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 80 tỷ đồng đến dưới 1.500 tỷ đồng.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 60 tỷ đồng đến dưới 1.000 tỷ đồng.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư từ 45 tỷ đồng đến dưới 800 tỷ đồng.

Điều 10. Tiêu chí phân loại dự án nhóm C

1. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 2 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 120 tỷ đồng.

2. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 80 tỷ đồng.

3. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 4 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 60 tỷ đồng.

4. Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 8 của Luật này có tổng mức đầu tư dưới 45 tỷ đồng.

2.3. Xem quy định về phân loại dự án đầu tư công

Tiêu chí phân loại dự án đầu tư công có quy định tại “phụ lục I nghị định số 40/2020/NĐ-CP”.

Cụ thể nội dung, chúng tôi đã tổng hợp thông tin, quý bạn đọc có thể xem tại đây: https://moitruonghopnhat.com/phu-luc-i-nghi-dinh-so-402020ndcp-2643.html

2.4. Tìm hiểu yếu tố nhạy cảm môi trường

Xem điều 25 nghị định 08/2022 để biết yếu tố nhạy cảm môi trường. Cụ thể như sau:

Tiêu chí về môi trường và phân loại dự án đầu tư:

1. Quy mô dự án đầu tư được quy định như sau:

a) Quy mô của dự án đầu tư được phân loại theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, gồm dự án quan trọng quốc gia, nhóm A, nhóm B và nhóm C, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản này;

b) Quy mô diện tích sử dụng đất, đất có mặt nước của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ;

c) Quy mô sử dụng khu vực biển được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép nhận chìm ở biển, giao khu vực biển và giao khu vực biển để lấn biển theo quy định của pháp luật về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo;

d) Quy mô khai thác tài nguyên thiên nhiên được phân thành 02 nhóm theo thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản, khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật về khoáng sản, tài nguyên nước.

2. Công suất của dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này được xác định trong hồ sơ đề xuất dự án đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc các tài liệu tương đương của dự án được phân thành 03 loại: lớn, trung bình và nhỏ.

3. Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm:

a) Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

4. Việc xác định dự án có yếu tố nhạy cảm về môi trường quy định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường được quy định như sau:

a) Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này nằm trong nội thành, nội thị của đô thị theo quy định của pháp luật về phân loại đô thị;

b) Dự án có xả nước thải vào nguồn nước mặt được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước;

c) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp, thủy sản; rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng tự nhiên theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp; khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản theo quy định của pháp luật về thủy sản; vùng đất ngập nước quan trọng và di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định tại Nghị định này (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

d) Dự án có sử dụng đất, đất có mặt nước của di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa (trừ các dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, xây dựng công trình nhằm phục vụ việc quản lý, vệ sinh môi trường, bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và các dự án bảo trì, duy tu bảo đảm an toàn giao thông);

đ) Dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đất đai; dự án có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, đất có mặt nước của khu bảo tồn thiên nhiên, di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển, vùng đất ngập nước quan trọng, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ (trừ các dự án đầu tư xây dựng công trình phục vụ quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, phòng cháy chữa cháy rừng, lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt);

e) Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư theo thẩm quyền quy định của pháp luật về đầu tư công, đầu tư và pháp luật về xây dựng.

5. Danh mục chi tiết các dự án đầu tư nhóm I, II và III được quy định tương ứng tại Phụ lục III, Phụ lục IV và Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

2.5. Xem danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Để biết “danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường”, bạn hãy xem phụ lục II, nghị định 08/2022.

Nội dung phụ lục này đã được Hợp Nhất tổng hợp tại: https://moitruonghopnhat.com/phu-luc-ii-nghi-dinh-082022ndcp-2641.html

2.6. Tìm hiểu về dự án đầu tư nhóm I, Nhóm II, Nhóm III

Để biết “dự án đầu tư nhóm I, Nhóm II, Nhóm III có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở mức cao - có tác động - ít”, tìm hiểu phụ lục III, IV, V nghị định 08/2022.

Nội dung phụ lục đã được tổng hợp tại: https://moitruonghopnhat.com/phu-luc-iii-iv-v-nghi-dinh-082022ndcp-2642.html

Bạn vẫn không thể xác định được doanh nghiệp của mình có cần làm giấy phép môi trường hay không? Bấm vào nút Chát Zalo dưới đây để chuyên viên tư vấn để được hỗ trợ bạn nhanh chóng, giúp tiết kiệm thời gian.

Tư Vấn Môi Trường Qua Zalo

3. Tổng kết đối tượng thực hiện giấy phép môi trường

Đối tượng thực hiện giấy phép môi trường là đối tượng thuộc: "dự án đầu tư nhóm I, II, III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra ngoài môi trường phải được xử lý, hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải".

Ví dụ minh họa:

3.1. Ví dụ về đối tượng cần thực hiện giấy phép môi trường

- Ví dụ 1: Chào đơn vị tư vấn, nhà hàng khách sạn của tôi tọa lạc tại quận 1, đã được UBND quận 1 cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường vào năm 2019. Hiện tại giấy phép xả thải sắp gần hạn, tôi cần thực hiện thủ tục lập giấy phép môi trường thay thế cho giấy phép xả thải gần hết hạn. Nhờ Quý công ty tư vấn giúp tôi về các vấn đề sau: Thủ tục làm Giấy phép môi trường tại quận 1 đối với nhà hàng của tôi. Nộp lên cơ quan nào? (Chị Nguyên - Quận 1)

+ Phân tích trường hợp của chị Nguyên

  • Ngành nghề kinh doanh: Nhà hàng khách sạn;
  • Vị trí dự án: Quận 1, TP. HCM;
  • Tổng số vốn đầu tư: Chưa nêu rõ;
  • Chất thải phát sinh: Nước thải (do đã có giấy phép xả thải);
  • Căn cứ pháp lý: Dự án đã được UBND quận 1 cấp giấy xác nhận cam kết bảo vệ môi trường năm 2019.

=> Kết luận: Nhà hàng khách sạn của chị Nguyên thuộc đối tượng làm GPMT cấp quận thay cho giấy phép xả thải sắp hết hạn.

- Ví dụ 2: Chào đơn vị tư vấn, tôi hiện có 2 nhà xưởng chuyên gia công, sản xuất sản phẩm may mặc xuất khẩu tại KCN Tân Hương, Tiền Giang, tổng số vốn đầu tư là 200 tỷ, lượng nước thải sinh hoạt công nhân được xử lý sơ bộ rồi đấu nối với hệ thống chung của KCN. Trong quá trình sản xuất xưởng có phát sinh ra bụi vải (có hệ thống thu gom bụi túi vải), bụi được thu gom xử lý trước khi không khí thải ra bên ngoài. Cho hỏi vậy tôi có thuộc trường hợp phải làm giấy phép xả khí thải không? Nếu có thì cần chuẩn bị những gì? Nộp ở đâu? (Chị Dung - Tiền Giang)

+ Phân tích trường hợp của chị Dung 

  • Vị trí dự án: Nằm trong KCN Tân Hương, tỉnh Tiền Giang;
  • Ngành nghề hoạt động: Gia công, sản xuất sản phẩm may mặc;
  • Tổng số vốn đầu tư: 200 tỉ;
  • Chất thải phát sinh: Nước thải (đã đấu nối vào KCN), bụi vải có hệ thống thu gom;
  • Căn cứ pháp lý: Căn cứ vào Luật đầu tư công 2019, nhóm ngành may mặc thuộc nhóm ngành công nghiệp, có tổng vốn đầu tư trên 60 tỷ thì phải làm Giấy phép môi trường cấp Sở. 

= > Kết luận: Trường hợp của chị Dung phải làm Giấy phép môi trường cấp Sở.

3.2. Ví dụ về đối tượng không cần thực hiện giấy phép môi trường

- Dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật Nhà nước về quốc phòng, an ninh.

- Dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dưới 300 kg/ngày được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương; hoặc phát sinh nước thải dưới 05 m3/ngày, khí thải dưới 50 m3/giờ được xử lý bằng công trình thiết bị xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương.

(Theo khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Điều 32 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP)

Môi trường Hợp Nhất vừa chia sẻ thông tin "Hướng dẫn tra cứu đối tượng cần làm giấy phép môi trường" để bạn đọc có thể tham khảo thực hiện.

Lưu ý: Các thông tin, chủ đề chúng tôi cung cấp chỉ có giá trị tham khảo, trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về tài nguyên và môi trường cần tra cứu, cập nhật hiệu lực pháp luật của từng điều luật và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để áp dụng cho đúng!

Trường hợp Quý khách hàng có nhu cầu được chuyên viên tư vấn cho từng trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ nhanh chóng, hoặc để lại yêu cầu bên dưới.

 

Tư Vấn Môi Trường Qua hotline

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:36 07-10-2024)
Cần đến đơn vị lập giấy phép môi trường trọn gói cho doanh nghiệp để được tư vấn thông tin nhanh chóng, kịp ...
(16:13 26-07-2024)
Theo Luật mới có hiệu lực từ năm 2023 thì cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục hồ sơ về môi trường ...
(15:53 22-05-2024)
Hợp Nhất - Công ty chuyên các dịch vụ về tư vấn, lập báo cáo quan trắc môi trường theo định kỳ. Cam kết tư vấn, ...
(08:16 11-04-2024)
Giấy phép môi trường là hồ sơ thủ tục pháp lý quan trọng của doanh nghiệp chính thức được triển khai cùng với quy ...
(08:39 28-03-2024)
Việc thi công hệ thống xử lý nước thải là hoạt động quan trọng mà doanh nghiệp phải triển khai trước khi dự án ...
(08:36 28-03-2024)
Dịch vụ tư vấn lập ĐTM dự án, viết báo cáo đánh giá tác động môi trường cho doanh nghiệp hoạt động ở tất cả ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768