Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh cho doanh nghiệp
Đã kiểm duyệt nội dung
Kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh áp dụng với dự án có nguy cơ tác động lớn đối với môi trường giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá và dự báo chính xác về mức độ ô nhiễm môi trường từ giai đoạn xây dựng cho đến khi đi vào hoạt động. Vậy loại hồ sơ môi trường này được triển khai theo quy định, đối tượng và cách thức thực hiện như thế nào?
1. Đối tượng lập kế hoạch BVMT cấp tỉnh
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 19 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì UBND cấp tỉnh có trách nhiệm xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án quy định tại Phụ lục IV Mục I, cụ thể:
- Áp dụng với các dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường (quy định tại cột 4 Phụ lục II), đồng thời thuộc danh mục loại hình sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao (quy định phụ lục IIa của Nghị định này).
- Dự án hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất từ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh nước thải từ 50 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày hoặc chất thải rắn từ 5 tấn/ngày đến dưới 10 tấn/ngày hoặc dự án phát sinh khí thải từ 10 nghìn m3 khí thải/giờ (24 giờ) đến dưới ngưỡng 20 nghìn m3 khí thải/giờ (bao gồm cơ sở đang hoạt động và phần mở rộng) trừ dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (quy định tại cột 3 Phụ lục II của Nghị định này).
- Áp dụng với các dự án có hạng mục quy mô, công suất tương đương hoặc tính chất tương tự các dự án tại mục 1 và 2 Phụ lục này.
- Dự án nằm trên địa bàn 2 huyện trở lên thuộc đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh.
2. Yêu cầu thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh
Công ty tư vấn thủ tục hồ sơ môi trường Hợp Nhất luôn xác định rõ đối tượng trước khi hoàn thành việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường để xác nhận theo đúng quy định. Vì mỗi dự án sẽ có tính chất, đặc trưng, quy mô, công suất và loại hình sản xuất khác nhau nên các công việc của chúng tôi sẽ linh động triển khai theo quy trình cơ bản dưới đây:
- Tiếp nhận nhu cầu, thông tin từ dự án và phân tích, thu thập, tổng hợp các thông tin cần thiết
- Đánh giá tổng quan dự án, xác định nguồn thải, mức độ tác động (nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại)
- Liệt kê đầy đủ nguồn thải cũng như đề xuất biện pháp xử lý để giảm tải và hạn chế những tác động từ dự án gây ra
- Tiến hành thực hiện chương trình quản lý, giám sát chất lượng môi trường
- Đề xuất giải pháp công nghệ, phương án thi công các hệ thống môi trường tốt nhất liên quan đến dự án
- Tổng hợp thông tin, viết báo cáo và chuẩn bị hồ sơ nộp đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận
Sau khi dự án có xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mình liên quan đến các biện pháp BVMT như nội dung đã cam kết. Đối với dự án có phát sinh sự cố môi trường trong quá trình sản xuất phải dừng ngay hoạt động và báo cáo bằng văn bản lên cơ quan có thẩm quyền xem xét.
Với thế mạnh về đội ngũ nhân lực, kinh nghiệm chuyên môn, kiến thức chuyên ngành được đào tạo bài bản sẽ giúp doanh nghiệp hoàn thành các nhiệm vụ lập kế hoạch bảo vệ môi trường cấp tỉnh trọn vẹn nhất. Tùy thuộc vào yêu cầu mà hồ sơ sẽ được thực hiện và xác nhận theo quy định của Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
Nếu Quý Khách hàng cần Hợp Nhất tư vấn hỗ trợ các thông tin quan trọng để lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 hoặc để lại thông tin để chúng tôi liên hệ tư vấn trong thời gian sớm hơn.