Đối tượng cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi
Đã kiểm duyệt nội dung
Lĩnh vực chăn nuôi là nguồn phát sinh chất thải lớn ra môi trường. Hiện nay ngành chăn nuôi hoạt động theo 2 hình thức trang trại và nông hộ. Trong đó trang trại thường có quy mô vật nuôi lớn. Vì những hệ lụy môi trường mà pháp luật quy định chủ trang trại phải thực hiện tốt cam kết bảo vệ môi trường, hạn chế xả thải gây ô nhiễm bằng cách lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi.
1. Đối tượng và thời điểm lập kế hoạch BVMT chăn nuôi
- Đối với những trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ phải hoàn thành trách nhiệm của mình theo đúng quy định của pháp luật về môi trường (Luật BVMT 2014, Nghị định 40/2019/NĐ-CP và Thông tư 25/2019/TT-BTNMT cùng nhiều quy định khác).
- Đối với các cơ sở chăn nuôi có quy mô chuồng trại từ 100 đến dưới 500 đầu gia súc hoặc từ 5.000 đến dưới 20.000 đầu gia cầm hoặc dự án có quy mô từ 5 động vật hoang dã đến dưới 50 động vật hoang dã thì phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Những dự án chăn nuôi phải có xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định theo Phụ lục II Cột 5 của Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
- Thời điểm cơ sở chăn nuôi xác nhận kế hoạch BVMT trước khi triển khai xây dựng dự án.
2. Vì sao cần lập kế hoạch bảo vệ môi trường chăn nuôi?
- Làm căn cứ để trang trại chăn nuôi hoạt động phát triển theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường.
- Là hồ sơ mang tính pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp với môi trường nhằm đánh giá, phân tích đầy đủ những ảnh hưởng đến môi trường.
- Đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, dự báo trước những tác động đến môi trường và hạn chế mức thấp nhất những nguồn thải ô nhiễm.
- Làm căn cứ để doanh nghiệp thực hiện tốt công tác BVMT, hợp thức hóa quá trình phát triển của trang trại chăn nuôi.
- Kế hoạch BVMT giúp cơ sở hoàn thiện các công trình, hệ thống xử lý môi trường đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật và chức năng xử lý đảm bảo làm sạch nguồn thải đạt quy chuẩn kỹ thuật.
- Trang trại chăn nuôi khi đi vào hoạt động mà chưa có xác nhận kế hoạch BVMT sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Nội dung và tiến trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường
- Đối với dự án đầu tư mới phải có phần thuyết minh thiết kế cơ sở đối với công trình xử lý chất thải, phương án phòng ngừa ứng phó với sự cố trong quá trình xây dựng và vận hành dự án phù hợp với quy định môi trường.
- Đối với dự án mở rộng quy mô, nâng công suất thì phần nội dung kế hoạch BVMT bắt buộc phải đánh giá tình hình thực hiện công tác BVMT của hiện trạng dự án. Đồng thời, dự án mới khi quyết định mở rộng, nâng công suất phải đánh giá, phân tích hiện trạng môi trường.
- Sau khi xác định được cơ quan xác nhận (UBND cấp huyện hoặc Sở TNMT) thì chủ dự án hoặc đơn vị tư vấn phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ liên quan. Trong thời hạn 10 ngày cơ quan Nhà nước xem xét, đánh giá và xác nhận kế hoạch BVMT kể từ khi nộp đủ hồ sơ hợp lệ.
Công ty môi trường Hợp Nhất có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn lập các thủ tục hồ sơ môi trường cho doanh nghiệp, trong đó phải thực hiện nhiều thủ tục đối với kế hoạch bảo vệ môi trường. Trong suốt quá trình triển khai dự án, chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm khảo sát, thu thập thông tin về hiện trạng dự án, xác định nguồn thải, đề xuất biện pháp xử lý môi trường, xây dựng chương trình quản lý giám sát môi trường, soạn thảo nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đầy đủ, chính xác trước khi trình nộp lên cơ quan Nhà nước phê duyệt.
Dựa vào bản chất và đặc điểm của dự án, Hợp Nhất sẽ xác định cơ quan phê duyệt hồ sơ trong thời gian sớm nhất, đúng tiến độ. Liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0938.857.768 bạn sẽ được tư vấn miễn phí và giải đáp thắc mắc đối với dịch vụ tư vấn lập kế hoạch bảo vệ môi trường.