Lập kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư
Đã kiểm duyệt nội dung
Trong Luật Bảo vệ môi trường có nêu rõ đối tượng thuộc diện lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải thực hiện hoàn chỉnh hồ sơ trình nộp lên cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.
Trong đó, khá nhiều khách hàng thắc mắc có phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư hay không? Và trình tự, thủ tục thực hiện như thế nào? Để giải đáp các thắc mắc trên, mời bạn đọc theo dõi thông tin cơ bản liên quan đến loại hồ sơ này nhé!
Đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư
Vì sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư?
- Chủ động ứng phó và phòng ngừa các sự cố môi trường tác động xấu đến môi trường và xã hội.
- Kịp thời báo cáo và phối hợp với cơ quan có thẩm quyền giải quyết ô nhiễm cùng các vấn đề phát sinh.
- Đảm bảo các điều kiện về vệ sinh, an toàn và bảo vệ môi trường góp phần tạo môi trường tốt cho việc hình thành các khu dân cư.
- Đáp ứng cơ bản nhu cầu về đấu nối hạ tầng kỹ thuật để giảm chi phí đầu tư xây dựng.
- Đề xuất các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu những rủi ro môi trường, tạo lối sống an toàn và thân thiện với môi trường tại các khu dân cư.
Căn cứ theo Phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP có quy định rõ đối tượng phải lập hồ sơ môi trường kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư thuộc các trường hợp dưới đây:
- Dự án xây dựng khu dân cư có diện tích dưới 5 ha.
- Dự án xây dựng khu dân cư từ 1.000 đến 2.000 người sử dụng hoặc từ 200 đến dưới 400 hộ sử dụng.
- Dự án xây dựng khu dân cư dưới 1.000 dân nhưng có phát sinh nước thải từ 20 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm.
Quy trình các bước thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư
- Bước 1: Trực tiếp khảo sát và đánh giá hiện trạng môi trường của dự án xây dựng khu dân cư liên quan đến các yếu tố như địa hình, điều kiện tự nhiên, khí hậu để thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư hoàn chỉnh.
- Bước 2: Thu thập và tổng hợp các số liệu, thông số liên quan đến khu dân cư.
- Bước 3: Xác định các nguồn gây ô nhiễm chính đối với dự án như nước thải, khí thải, CTR, CTNH, tiếng ồn, độ rung,…
- Bước 4: Xem xét mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường và xã hội.
- Bước 5: Đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Bước 6: Đánh giá tổng thể các giải pháp, phương án, các hạng mục công trình BVMT.
- Bước 7: Đề xuất các biện pháp xử lý nước thải, khí thải, lên phương án thu gom và xử lý chất thải.
- Bước 8: Chuẩn bị hồ sơ xin xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Bước 9: Tiến hành trình nộp hồ sơ đến cơ quan có trách nhiệm thẩm định và bổ sung, chỉnh sửa kịp thời.
- Bước 10: Nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đã được phê duyệt.
Trách nhiệm của các cơ quan xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
- Giám sát việc tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo vệ môi trường căn cứ theo nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư đã được xác nhận.
- Xem xét và xử lý những kiến nghị liên quan đến vấn đề BVMT của chủ cơ sở sản xuất, chủ dự án kinh doanh, dịch vụ hoặc các cá nhân, tổ chức đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.
- Cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư, chủ dự án nhằm giải quyết các sự cố trong suốt quá trình hoạt động của dự án, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường khu dân cư cùng các loại hồ sơ môi trường khác với thời gian nhanh chóng, nội dung rõ ràng và chi phí tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, lập đtm, xin giấy phép xả thải hay báo cáo đánh giá tác động môi trường là những loại hồ sơ chủ lực được Hợp Nhất thực hiện nhờ đội ngũ nhân viên dày dạn về kinh nghiệm và chuyên môn cao. Liên hệ theo Hotline 0938 857 768 để được tư vấn chi tiết nhé!