Kế hoạch phát triển một tương lai “xanh”
Đã kiểm duyệt nội dung
Để hoàn thành mục tiêu phát triển đất nước theo hướng bền vững bằng hành động cơ bản nhất, trước hết Nhà nước phải hoàn thành các chính sách, chủ trương hướng dẫn cụ thể.
Và hoàn thành việc sửa đổi bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 về các chính sách - hồ sơ môi trường, quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp chính là một trong những việc làm cần thiết nhất hiện nay.
Học hỏi những bài học đắt giá về sự phát triển bền vững trong tương lai
Nếu ô nhiễm môi trường tại nhiều địa phương hầu như đều vượt ngưỡng cho phép thì các nguồn tiếp nhận không còn chức năng tiếp nhận nguồn thải. Đặc biệt đối với khu vực tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế lại nghiễm nhiên trở thành những “điểm nóng” về môi trường.
Và ô nhiễm môi trường nước mặt chính là một trong những hệ lụy ấy, nhất là ô nhiễm trên các lưu vực sông như sông Tô Lịch, sông Nhuệ - Đáy, sông Vu Gia – Thu Bồn, sông Sài Gòn – Đồng Nai,… Và ô nhiễm vẫn là những câu chuyện muôn thuở mà không có hồi kết thúc.
Bởi lẽ những con sông bị bức tử bởi nước thải sinh hoạt, nước sản xuất chưa được xử lý mà đổ thẳng ra ngoài môi trường. Cả nước có gần 878 khu đô thị, 650.000 m3 nước thải công nghiệp và 125.000 nước thải y tế khiến nguồn tiếp nhận không đủ sức và hết khả năng tiếp nhận tải trọng nguồn thải lớn. Do đó nhiều sông trở thành nơi chứa chất thải ô nhiễm mà mất dần khả năng tự làm sạch.
Trong khi đó dân cư đô thị cũng chống chọi với chất lượng không khí kém dần đi vì ô nhiễm bụi mịn cùng các chất độc hại luôn ở mức xấu khiến sức khỏe con người dần trở nên thật “tồi tệ”. Khi nước thải và khí thải ô nhiễm vẫn chưa được “giải quyết” ổn thỏa thì người dân tiếp tục đối mặt với nhiều nguy hiểm khác từ rác thải sinh hoạt. Với xu hướng tăng lên 10% mỗi năm, rác thải sinh hoạt chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm lây lan dịch bệnh.
Thế nhưng có không ít sự cố môi trường với mức độ khá nghiêm trọng trở thành bài học đắt giá cho nhiều doanh nghiệp vì phát triển kinh tế thiếu bền vững như vụ cháy tại Công ty Rạng Đông, sự cố về việc xả bùn thải trái phép ở Hòa Bình, ô nhiễm dầu nhớt tại Nhà máy nước sông Đà.
Xuất phát từ nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên nhưng chủ yếu vẫn là do các công cụ quản lý và xử lý môi trường chưa hiệu quả, cách tiếp cận với quy định môi trường chưa được quan tâm và cách tiếp cận các giải pháp bảo vệ môi trường chưa phù hợp với xu thế hiện tại.
Đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường
Năm 2020 Bộ TNMT đẩy nhanh tiến độ sửa đổi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 phù hợp với giai đoạn phát triển mới góp phần thúc đẩy phát triển bền vững của đất nước.
Luật BVMT sửa đổi được kỳ vọng sẽ có những thay đổi theo hướng tích cực, xây dựng cuộc cách mạng trong bảo vệ môi trường bằng những điểm mới, quy định mới với sự thống nhất của toàn xã hội. Thông qua đó ý thức, trách nhiệm và hành động của người ngày càng được quan tâm và nâng cao hơn.
Thông qua quá trình sửa đổi Luật BVMT sẽ tạo ra cuộc cách mạng lớn về môi trường. Với những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đảm bảo việc phát triển kinh tế, xã hội gắn kết với BVMT phù hợp với điều kiện phát triển tạo nền tảng quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà cho biết Luật BVMT sửa đổi sẽ trở thành đạo luật mới mang tính tổng quát, toàn diện, đồng bộ và thống nhất mang tính khả thi cao. Dự kiến bộ luật mới này sẽ giải quyết các sự cố, vấn đề pháp lý chồng chéo, phân tán, giải quyết nhanh các vấn đề môi trường mang tính cấp bách đảm bảo tăng cường biện pháp quản lý, đầu tư giúp cải thiện chất lượng môi trường và xây dựng hệ sinh thái cân bằng hơn.
Luật BVMT sửa đổi tập trung triển khai quan điểm lấy sức khỏe người dân làm trọng tâm đảm bảo cộng đồng có quyền sinh sống trong môi trường trong lành và sạch hơn.
Dựa thảo luật sửa đổi giúp doanh nghiệp giảm chi phí trong việc lập thực hiện các loại hồ sơ môi trường. Cụ thể thu hẹp khoảng 40% đối tượng lập đtm dự án (giảm 50 tỷ đồng/năm), tích hợp các loại hồ sơ thành một loại giấy phép môi trường duy nhất (giảm 86 tỷ đồng/năm), bỏ quy định trách nhiệm quan trắc môi trường định kỳ trừ trường hợp vi phạm hoặc gây ô nhiễm môi trường (giảm 20 nghìn tỷ đồng/năm),…
Với sự đồng thuận từ các cơ quan, chính quyền Luật BVMT sửa đổi nhất trí việc cụ thể hóa các vấn đề môi trường với quan điểm “Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế” và giải quyết các vấn đề mới chưa thể hiện phát triển kinh tế xanh. Nếu Bộ luật mới này ra đời sẽ giúp công tác BVMT vươn lên tầm cao mới làm cơ sở pháp lý quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xanh hơn trong tương lai.
Với những dòng sông đen ngòm vì chất thải, những địa phương tràn ngập rác thải hoặc những đô thị bao trùm bởi bụi và chất độc hại thì con người càng kỳ vọng với những thay đổi mới. Những chính sách pháp luật mới trở thành bàn đạp giúp gắn kết trách nhiệm và quyền lợi chung của người dân với hệ thống chính trị, xã hội.