Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải
Đã kiểm duyệt nội dung
Các đối tượng phải lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải bắt buộc phải hoàn thành các công trình xử lý chất thải theo quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng nhiều dự án lại bỏ qua giai đoạn quan trọng này khiến hệ thống vận hành trễ hoặc không được vận hành vì chưa có sự cấp phép của các cơ quan quản lý.
Căn cứ pháp lý lập kế hoạch vận hành thử nghiệm
- Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
- Căn cứ Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT.
- Căn cứ Thông tư 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý dịch vụ quan trắc môi trường.
Khi nào cần lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải?
Khi vận hành thử nghiệm hệ thống thì chủ dự án phải hoàn thành việc xây dựng và lắp đặt công trình xử lý chất thải cho toàn bộ dự án hoặc theo từng phân kỳ đầu tư hoặc cho từng hạng mục công trình khác nhau.
Như vậy, kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Hoàn thành công trình xử lý chất thải theo đúng với báo cáo ĐTM hoặc quyết định phê duyệt điều chỉnh ĐTM.
- Dự án đã hoàn thành việc lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc chất thải tự động, liên tục nhằm giám sát chất lượng nước thải, khí thải theo những quy định pháp luật hiện hành.
- Phải đảm bảo quy trình vận hành các công trình xử lý chất thải đáp ứng các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.
- Phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ hoàn công các công trình xử lý chất thải đã bàn giao, nghiệm thu theo quy định của pháp luật về xây dựng.
- Chủ dự án phải đứng ra chịu trách nhiệm trước pháp luật về hồ sơ hoàn công công trình xử lý chất thải.
- Chủ dự án tiến hành lập kế hoạch vận hành thử nghiệm trình lên cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện dự án và cơ quan phê duyệt báo cáo đtm ít nhất 20 ngày làm việc, kể từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm).
Lưu ý: Nội dung thông báo kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải theo mẫu Số 09 Phụ lục IV Mục I Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Quy trình lập kế hoạch vận hành thử nghiệm
- B1: Thu thập thông tin dự án.
- B2: Lập kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.
- B3: Trình kế hoạch lên cơ quan chức năng.
- B4: Sở TNMT nơi thực hiện dự án kiểm tra thực tế dự án.
- B5: Bàn giao văn bản thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải để vận hành thử nghiệm.
Danh mục kế hoạch vận hành thử nghiệm
- Các công trình xử lý chất phải xây dựng, lắp đặt theo yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM.
- Các công trình xử lý chất thải đã hoàn thành: công trình thu gom, xử lý nước thải; công trình, thiết bị xử lý bụi, khí thải; công trình xử lý môi trường như: CTR, CTNH; công trình phòng ngừa, ứng phó với sự cố môi trường; các công trình quản lý chất thải khác.
- Xác định thời gian thực hiện vận hành thử nghiệm: thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc.
Kế hoạch quan trắc chất thải trong vận hành thử nghiệm
- Kế hoạch chi tiết về thời gian lấy mẫu chất thải.
- Kế hoạch đo đạc, lấy và phân tích mẫu để đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình.
- Tổ chức có đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường phối hợp cùng kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải.