Kế Hoạch Vận Hành Thử Nghiệm Của Nhà Máy Sản Xuất
Đã kiểm duyệt nội dung
Sau khi được cấp giấy phép môi trường, chủ dự án đầu tư cần thực hiện vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý chất thải theo quy định nhằm đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình và có kế hoạch điều chỉnh nếu chưa phù hợp. Trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý nước thải tại một nhà máy sản xuất.
1. Dự kiến thời gian vận hành thử nghiệm của nhà máy
Một nhà máy sản xuất đang trong giai đoạn xây dựng, đã được cấp giấy phép môi trường. Dự kiến khi đi vào hoạt động nhà máy có phát sinh nước thải với tổng lưu lượng là 450m3/ngày.đêm, không có phát sinh khí thải. Vì vậy, chủ nhà máy đã đầu tư, xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 450m3/ngày.đêm và có kế hoạch vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải sau khi được cấp giấy phép môi trường. Dưới đây là thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm của nhà máy.
- Thời gian bắt đầu vận hành thử nghiệm: Dự kiến sau 2 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép môi trường (hoặc có thể sớm hơn trong trường hợp khối lượng nước phát sinh đảm bảo công suất vận hành thử nghiệm hoặc muộn hơn trong trường hợp khối lượng nước phát sinh không đảm bảo công suất vận hành thử nghiệm). Lưu ý: trước khi đưa hệ thống đi vào vận hành thử nghiệm, chủ dự án sẽ gửi thông báo đến các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định.
- Thời gian kết thúc vận hành thử nghiệm: Dự kiến sau 3 tháng kể từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm.
2. Kế hoạch vận hành thử nghiệm chi tiết
Kế hoạch vận hành thử nghiệm chi tiết hệ thống xử lý nước thải được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Hiệu chỉnh hiệu quả của các công trình xử lý nước thải.
Thời gian dự kiến trong vòng 75 ngày từ ngày bắt đầu vận hành thử nghiệm, tần suất lấy mẫu 15 ngày/lần, lấy 5 lần. Lấy mẫu tổ hợp tại đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý, với thông số ô nhiễm đặc trưng dùng để thiết kế cho hệ thống xử lý nước thải.
- Giai đoạn 2: Đánh giá hiệu quả trong giai đoạn vận hành ổn định của công trình xử lý
Thời gian dự kiến liên tục trong vòng 7 ngày liên tiếp sau giai đoạn điều chỉnh hiệu quả của công trình (đo đạc, lấy và phân tích mẫu đơn đối với 01 mẫu nước thải đầu vào và ít nhất 07 mẫu đơn nước thải đầu ra trong 07 ngày liên tiếp của công trình xử lý nước thải)
Lưu lượng nước thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm theo thực tế nước thải về nhà máy dự kiến khoảng 135 m3/ngày.đêm (30% công suất của hệ thống).

3. Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình
Kế hoạch quan trắc chất thải trong giai đoạn vận hành thử nghiệm tuân thủ quy định theo Điều 21, Thông tư 02/2022/TT-BTNMT quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ ban hành Nghị định quy định.
4. Kế hoạch đo đạc, lấy mẫu và phân tích mẫu chất thải
STT |
Vị trí lấy mẫu |
Số lượng mẫu/đợt |
Tần suất |
Thông số quan trắc |
Quy chuẩn so sánh |
I |
Chương trình lấy mẫu giám sát trong giai đoạn vận hành hiệu chỉnh hệ thống |
||||
1 |
Mẫu nước |
01 mẫu tổ hợp |
15 ngày/
|
Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5; COD; Chất rắn lơ lửng; Asen; Thuỷ ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Tổng xianua; Tổng phenol; |
QCVN 0,9; Kf = 1
|
2 |
Mẫu nước |
01 mẫu tổ hợp
|
|
||
II |
Chương trình lấy mẫu giám sát trong giai đoạn vận hành ổn định hệ thống |
||||
1 |
Mẫu nước |
01 mẫu
|
1 ngày/
|
Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5; COD; Chất rắn lơ lửng; Asen; Thuỷ ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng; Sunfua; Florua; Amoni (tính theo N); Tổng nitơ; Tổng phốt pho (tính theo P); Clorua; Clo dư; Coliform, Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ; Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ; Tổng PCB; Tổng hoạt độ phóng xạ α; Tổng hoạt độ phóng xạ β. |
QCVN 0,9; Kf = 1
|
2 |
Mẫu nước |
01 mẫu đơn |
1 ngày/
|
Trách nhiệm của chủ dự án trong quá trình vận hành thử nghiệm
Chủ dự án cam kết, sau khi được cấp giấy phép môi trường, trong quá trình vận hành thử nghiệm, sẽ thực hiện đúng trách nhiệm của chủ dự án đầu tư theo khoản 7 và khoản 8 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP. Trong trường hợp có thay đổi kế hoạch vận hành thử nghiệm thì chủ dự án sẽ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại khoản 5 Điều 31 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP.
Lắp đặt và vận hành hệ thống quan trắc nước thải tự động liên tục với các thông số: lưu lượng (Đầu vào, đầu ra), pH, TSS, COD, Amoniac của nước thải tại hố ga quan trắc và phải truyền dẫn thường xuyên, ổn định dữ liệu, số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh (nơi thực hiện dự án). Việc kết nối, truyền số liệu quan trắc nước thải tự động, liên tục được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP và quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường. Hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục phải được kiểm soát chất lượng định kỳ 01 lần/năm theo quy định tại Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT.

Chương trình quan trắc môi trường định kỳ
- Chương trình quan trắc định kỳ nước thải
+ Vị trí lấy mẫu: Mẫu nước thải đầu ra sau xử lý tại bể quan trắc nước thải trước khi thải ra môi trường tiếp nhận.
+ Tần suất giám sát: 3 tháng/1 lần
+ Thông số quan trắc: Nhiệt độ; Màu; pH; BOD5; COD; Chất rắn lơ lửng; Asen; Thuỷ ngân; Chì; Cadimi; Crom (VI); Crom (III); Đồng; Kẽm; Niken; Mangan; Sắt; Tổng xianua; Tổng phenol; Tổng dầu mỡ khoáng; Sunfua; Florua; Amoni (tính theo N); Tổng nitơ; Tổng phốt pho (tính theo P ); Clorua ; Clo dƣ; Coliform, Tổng hoá chất bảo vệ thực vật clo hữu cơ; Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ; Tổng PCB; Tổng hoạt độ phóng xạ α; Tổng hoạt độ phóng xạ β.
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT cột A, Kq = 0,9; Kf = 1.
- Chương trình quan trắc tự động, liên tục
+ Vị trí giám sát: 01 điểm - tại bể quan trắc nước thải
+ Thông số giám sát: Lưu lượng nước thải đầu vào, đầu ra; Nhiệt độ, pH, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), COD, Amoni.
+ Tần suất giám sát: Liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh theo quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp (Cột A), hệ số Kq = 0,9 và Kf = 1.
+ Quan trắc, giám sát môi trường khác
- Giám sát chất lượng nguồn tiếp nhận
+ Vị trí giám sát: 01 điểm tại vị trí tiếp nhận nước thải của dự án.
+ Thông số giám sát: pH, TSS, DO, BOD5, COD, Nitrat, Nitrit, Phosphate, Clorua, Amoni, Coliform, tổng dầu mỡ.
+ Tần số giám sát: 06 tháng/ lần
+ Quy chuẩn so sánh: QCVN 08-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt
Trên đây là một số thông tin về kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải của một nhà máy sản xuất. Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải tại mỗi dự án là khác nhau.
Quý Doanh nghiệp có nhu cầu lập kế hoạch vận hành thử nghiệm sau khi có giấy phép môi trường xin vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần Xây dựng và Công nghệ Môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.