Kết Hợp Công Nghệ Truyền Thống Và Hiện Đại
Đã kiểm duyệt nội dung
Để xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả cần nắm rõ lưu lượng và thành phần đặc trưng của từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể. Trong đó đã có nhiều dự án đã không triển khai đúng cách khiến chi phí cao hơn hoặc hiệu quả xử lý chưa đảm bảo chất lượng. Chẳng hạn như xử lý nước thải nhà máy bia, dệt nhuộm, hóa chất nếu không ứng dụng quy trình công nghệ nghiêm ngặt thì rất khó để đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải.
Những lưu ý về cách lựa chọn công nghệ XLNT phù hợp
Để triển khai có hiệu quả công tác xử lý nước thải cũng như cách lựa chọn công nghệ phù hợp cần chú trọng đến các yêu cầu sau:
- Lưu lượng xả thải: phải biết chính xác khối lượng và thể tích của dòng chảy để tìm ra công nghệ xử lý nước thải thích hợp.
- Xác định thành phần nước thải: hầu hết nước thải phải được xác định về nồng độ chất rắn lơ lửng, pH, chất hữu cơ, BOD, COD, kim loại, chất dinh dưỡng (N, P), chất vô cơ,.. để tìm phương pháp xử lý phù hợp.
- Yêu cầu về tái sử dụng: dựa vào tính năng và chất lượng của công nghệ mà đáp ứng có hiệu quả về chất lượng nguồn nước tái sử dụng cho nhiều mục đích khác an toàn hơn.
- Vị trí hệ thống: việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải phải xem xét đến các đặc trưng của từng công nghệ.
- Loại bỏ chất rắn: chất rắn thường được loại bỏ bằng các biện pháp như lắng và lọc. Sau đó chúng được đem đi xử lý định kỳ.
- Vận hành và bảo trì: mỗi công nghệ khác nhau đòi hỏi phải có kế hoạch vận hành và bảo trì khác nhau.
Kết hợp 2 công nghệ XLNT truyền thống và hiện đại
Ứng dụng công nghệ truyền thống
Đây là quy trình xử lý sinh học dùng để loại bỏ chất hữu cơ. Các công nghệ này sử dụng nguồn VSV, cung cấp nhiều quy trình tiên tiến tham gia phân hủy thành phần chất thải dễ phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí – kỵ khí.
Và chìa khóa thành công quan trọng nhất của công nghệ này đối với xử lý nước thải công nghiệp là tối ưu thời gian tiếp xúc giữa tế bào và chất nền để tăng quá trình phân hủy sinh học. Điều này giúp giảm chất ô nhiễm và độc tính tiềm ẩn trong nước thải hiệu quả hơn.
Sự kết hợp giữa quá trình kỵ khí – hiếu khí được chứng minh có hiệu quả trong việc loại bỏ nhiều chất ô nhiễm phức tạp. Trong đó nổi bật là các công nghệ nổi trội gồm:
- Công nghệ bể phản ứng sinh học màng (MBR) kết hợp bùn hoạt tính để xử lý chất thải hữu cơ nồng độ cao.
- Các công nghệ kỵ khí như dòng chảy ngược (UASB), bể phản ứng xử lý tuần tự kỵ khí (ASBR) đã được sử dụng để xử lý nước thải công nghiệp.
Và những ưu/nhược điểm quan trọng của công nghệ này đã được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong bài: Ưu nhược điểm của một số công nghệ XLNT.
Ứng dụng công nghệ hiện đại
Đa phần ông nghệ sinh học chịu trách nhiệm phân hủy hợp chất hữu cơ dễ phân hủy thì công nghệ oxy hóa nâng cao (AOP) lại thường ứng dụng trong xử lý thứ cấp để phá hủy hợp chất không phân hủy sinh học. AOP là quá trình xử lý với áp suất và nhiệt độ môi trường liên quan đến gốc phản ứng (gốc hydroxyl) có tác dụng để lọc nước thải.
Phương pháp này hứa hẹn sẽ xử lý hết nước thải trên bề mặt và nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Và các gốc hydroxyl đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý hết những hợp chất này. Ngoài ra AOP cũng khá hiệu quả trong việc chuyển đổi hợp chất khó tan thành chất trung gian có thể phản ứng với quá trình oxy hóa sinh học.
Trong tất cả các chất oxy hóa thì thuốc thử Fenton có hiệu quả và khả năng khử nhiều thành phần ô nhiễm nhất gồm amin thơm, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu, chất hoạt động bề mặt. Một ưu điểm khác của của Fenton đó chính là không cần năng lượng đầu vào để kích hoạt các hydrogen peroxide.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải theo từng ngành nghề/lĩnh vực cụ thể nhằm mang đến giải pháp xlnt tối ưu nhất.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu xử lý nước thải hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn mọi nhu cầu và thắc mắc nhé!