Kết hợp màng khí nâng trong XLNT giết mổ
Đã kiểm duyệt nội dung
Nước thải từ các lò giết mổ gia súc bị ô nhiễm do các thành phần hữu cơ như máu, mỡ, protein, photpho và chất tẩy rửa. Đã có nhiều công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ gia súc, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa cao. Dưới đây là công nghệ khí nâng màng kết hợp phương pháp sinh học mới và mang lại kết quả xử lý khả quan hơn.
Thực trạng ô nhiễm từ các lò giết mổ gia súc
Với các lò giết mổ có quy mô vừa và nhỏ thường hoạt động tự phát vẫn chưa đầu tư công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Nước thải chủ yếu xả thẳng ra ao hồ, kênh mương. Mặc khác, các phần nội tạng, lòng mề hay ruột, thịt cặn thừa sau khi giết mổ vẫn chưa được xử lý. Khu vực xung quanh lò giết mổ, chất thải thường lẫn vào nguồn nước khu vực thoát nước khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Hầu hết các khu giết mổ gia súc vẫn chưa tuần thủ các kỹ thuật như tháo tiết, cạo lông và phân loại. Công đoạn giết mổ chồng chéo nên quá trình phân loại thịt, nội tạng và chất thải trộn lẫn với nhau. Hiện nay có rất ít cơ sở, lò giết mổ xây dựng bể tự hoại hoặc hầm biogas xử lý chất thải rắn trong ngày.
Ở Hà Nội, nhiều cơ sở giết mổ lớn đã xây dựng HTXLNT và CTR hoàn chỉnh, như lò giết mổ Vĩnh An và Thuận An. Nhưng hoạt động xử lý của các công ty này còn mang tính cầm chừng vì còn vướng mắc các vấn đề về chi phí và quản lý vận hành hệ thống.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ đạt chuẩn
Chất thải rắn từ lò giết mổ hoàn toàn được dẫn vào bể yếm khí tạo ra khí Biogas. Phần khí sinh học này sử dụng chạy máy phát điện, cung cấp điện cho toàn hệ thống và một phần cấp cho hệ thống màng khí nâng.
Hệ thống tiền xử lý
Đây là quá trình xử lý sơ bộ đảm bảo hệ thống xử lý nước thải phương pháp sinh học hoạt động ổn định và đạt hiệu quả cao hơn.
- Ống cống: dẫn nước thải vào hệ thống xử lý.
- Song chắn rác: loại bỏ rác thải, thịt mỡ vụn,… làm hư hỏng thiết bị xử lý.
- Hố ga: khử chất rắn có kích thước nhỏ.
- Bể ngầm: lưu giữ nước thải trong ngày và điều hòa nồng độ chất hữu cơ trong nước thải ổn định.
- Bể trung gian: đơn giản hóa việc vận hành và tăng khả năng kiểm soát nước đầu vào bể xử lý trung tâm.
Hệ thống sinh học
Các VSV sinh trưởng và phát triển bằng cách sử dụng chất hữu cơ, chất ô nhiễm làm thức ăn và chuyển hóa chất ô nhiễm thành năng lượng, CO2 và nước. VSV được chia làm 3 chủng chính như VSV hiếu khí – thiếu khí – yếm khí. Một số biện pháp duy trì tốc độ tăng trưởng của VSV trong hệ thống xử lý nước thải:
- Nuôi cấy VSV từ nguồn VSV có sẵn. Việc cung cấp chất hữu cơ và chất ô nhiễm sẽ đảm bảo điều kiện sống tốt nhất cho VSV. Thời gian nuôi cấy này mất khoảng 1 tháng.
- Tiến hành cấp VSV bằng việc bổ sung bùn từ hệ thống xử lý khác.
- Phân lập và nuôi cấy nguồn VSV có sẵn trong nước. Phân lập giúp chọn lọc dòng VSV có khả năng xử lý tốt, loại bỏ nguồn vi sinh yếu và không có khả năng xử lý. Tuy nhiên, phương pháp này lại khá tốn kém chi phí thực hiện.
Hệ thống màng xử lý
Đặc tính của nước thải lò giết mổ chứa nhiều chất hữu cơ và chất dinh dưỡng (N và P) nên cần lựa chọn công nghệ xử lý qua 3 bước gồm: xử lý yếm khí (loại bỏ chất hữu cơ, COD); xử lý bằng bể hiếu khí (khử BOD và chất dinh dưỡng gồm N và P); xử lý bằng hệ thống màng lọc khí nâng (xử lý COD và tách bùn hoạt tính).
Chức năng của hệ thống màng khí nâng thực hiện tuần hoàn vi sinh (bùn hoạt tính) về bể xử lý hoặc thực hiện tách bùn ra khỏi hệ thống của bể sinh học. Tác dụng của công nghệ này loại bỏ chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, chất có kích thước lớn, vi khuẩn nhằm đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn.
Quan trọng hơn, khí sinh học được thu hồi sẽ tạo ra năng lượng sử dụng bằng cách vận hành hệ thống và cấp nhiệt. Phần khí sinh học được lưu giữ tại các mođun xử lý kỵ khí chất thải rắn. Việc ứng dụng hệ thống xử lý bằng công nghệ màng khí nâng đòi hỏi một lượng điện năng lớn để duy trì các thiết bị trong hệ thống như máy bơm, máy thổi khí hoạt động ổn định. Trong đó, các nguồn năng lượng tiêu thụ gồm:
- Điện sử dụng cho sinh hoạt và giết mổ
- Điện sử dụng cho hoạt động xử lý nguồn thải lò mổ
- Cung cấp gas cho đun nấu thức ăn
- Dầu diesel sử dụng trong máy phát điện
Các thông số quan trọng khi ứng dụng màng khí nâng:
- Vật liệu
- Đường kính màng
- Năng suất lọc
- Áp suất làm việc
- Nồng độ pH thích hợp
- Nhiệt độ tối ưu
Trên đây, công ty xử lý môi trường Hợp Nhất đã chia sẻ tới bạn đọc về phương pháp xử lý nước thải sinh học kết hợp màng khí nâng, chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi!