Khả năng xử lý nước thải của bèo tây
Đã kiểm duyệt nội dung
Với các nước đang phát triển, việc xử lý nước thải là một trong những vấn đề dựa vào nhiều vấn đề và tiếu chí phù hợp. Do đó, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu ngày càng nhiều công nghệ xử lý mới.
1. Bèo tây thường xử lý nguồn nước nào?
Với các nước đang phát triển, việc xử lý nước thải là một trong những vấn đề dựa vào nhiều vấn đề và tiếu chí phù hợp. Do đó, các nhà khoa học không ngừng nghiên cứu ngày càng nhiều công nghệ xử lý mới.
Thế nhưng, Việt Nam ứng dụng công nghệ này đòi hỏi phải thỏa mãn các điều kiện sau: thứ nhất, nếu muốn áp dụng công nghệ hiện đại phải nghiên cứu điều kiện chi phí phù hợp; thứ hai, phải lựa chọn công nghệ thích ứng với tập quán sinh hoạt, mật độ dân số cũng như điều kiện tự nhiên từng địa phương nhất định.
Bèo tây thường được dùng để xử lý nước thải sinh hoạt tại các mương nước, cống thoát nước hoặc các ao hồ, sông suối. Hệ thống này cần lắp đặt các rào chắn để lọc bớt các chất thải lớn để không cản trở quá trình xử lý nước thải ô nhiễm.
Hầu hết, chất lượng nguồn nước ở đây chứa nhiều chất hữu cơ, chất ô nhiễm (Nito và Photpho), nhiễm kim loại năng, VSV có hại mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm. Không được sử dụng bèo tây để xử lý nước thải khu công nghiệp nặng hoặc sông bị ô nhiễm lâu năm vì bèo khi tiếp xúc với môi trường này rất dễ chết.
2. Các bước xử lý nước thải bằng bèo tây
Vì bèo tây rất dễ sinh trưởng nên chỉ cần thả với mật 20% bèo trong khu vực ao hồ, mương nước. Khoảng thời gian sau 1 tuần số lượng bèo tây sẽ tăng lên với mật độ 60% diện tích hồ.
- Quá trình lắng Photpho: ban ngày, lá bèo tây thực hiện nhiệm vụ quang hợp, chúng cung cấp oxy cho rễ. Lúc này, rễ cây hình thành các phản ứng phân hủy chất hữu cơ trong nước bằng quần thế VSV.
- Quá trình lắng chất thải nhanh: sau vài tuần thả bèo, chúng ta có thể chứng kiến tốc độ nhân bản của bèo tây với mật độ dày đặc. Do đó, chúng che phủ, giảm ánh nắng tiếp xúc với mặt nước góp phần cản gió và giảm nhiệt độ mặt nước.
- Quá trình làm sạch nguồn nước: rễ cây bèo tây có đặc thù dày đặc với các lỗ nhỏ li ti. Nhờ vậy mà VSV dễ dàng bám dính, thực hiện các công đoạn xử lý nước thải cũng như loại bỏ vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, rễ cây còn có chức năng hút chất hữu cơ trong nguồn nước.
- Quá trình giảm mùi hôi: vì các chất lắng đọng dưới đáy lâu ngày chúng sẽ bị phân hủy và phát sinh mùi hôi. Nhờ lớp bèo tây trên mặt nước mà mùi hôi bị cản trở và giảm đi đáng kể giúp không phân tán vào môi trường.
3. Ưu điểm khi ứng dụng bèo tây xử lý nước thải
- Thích hợp với nước thải có nồng độ COD, BOD thấp, không độc tố.
- Tiết kiệm chi phí xử lý, không cần cung cấp năng lượng.
- Không đòi hỏi công nghệ phức tạp vì quá trình xử lý đơn giản.
- Tận dụng sinh khối làm nguyên liệu đồ thủ công mỹ nghệ, làm thực phẩm cho gia súc hoặc làm phân bón cho cây trồng.
- Rễ cây làm nơi dính bám và phát triển đối với nhiều loại VSV, tạo sự đa dạng sinh học cho nguồn nước kích thích sự phát triển các loài thủy sinh hoặc cá trong ao, hồ phát triển.
4. Nhược điểm của bèo tây xử lý nước thải
- Cần diện tích lớn để bèo tây phát triển và quang hợp bằng ánh sáng mặt trời.
- Rễ bèo tây có thể làm nơi dính bám của VSV có hại nên chúng có thể gây ô nhiễm môi trường.
- Vì chúng có tốc độ phát triển nhanh phải thường xuyên trục vớt chúng nhằm tránh tình trạng tắc nghẽn dễ làm chúng tràn ra ngoài khi quá tải.
- Khi nước thải có nguồn chất dinh dưỡng giảm sẽ làm bèo già đi hoặc chết dần nên chúng không thể xử lý được nước ô nhiễm.
Với nhiều hạn chế trong phương pháp xử lý nước thải bằng bèo tây, chúng ta nên xem xét lựa chọn công nghệ xử lý nước thải tiên tiến và hiện đại để mang lại chất lượng nước xử lý đạt chuẩn.
Hợp Nhất là công ty môi trường chuyên xử lý nước thải bằng các công nghệ hiện đại. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hệ thống xử lý nước thải, có thể để lại bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp Hotline để chúng tôi tư vấn cho bạn.