Khắc phục và xử lý ô nhiễm tại các làng nghề
Đã kiểm duyệt nội dung
Xử lý nước thải tại các làng nghề từ lâu trở thành vấn đề nan giải và khó xử lý dứt điểm tại nhiều khu vực địa phương trên cả nước. Nhiều làng nghề tập trung theo cụm, hoạt động sản xuất liên tục luôn đảm bảo duy trì mức thu nhập kinh đáng kể và cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Hãy cùng tìm hiểu 2 địa phương dưới đây đối mặt và khắc phục những hệ lụy ô nhiễm môi trường làng nghề như thế nào nhé!
Hà Nội – rà soát và đánh giá mức độ ô nhiễm tại các làng nghề
Để giúp địa phương chủ động trong việc xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường, UBND Hà Nội đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách để tạo ra bước chuyển biến tích cực trong công tác BVMT.
- Sở Công thương phối hợp cùng Sở Quy hoạch – Kiến trúc: tập trung rà soát quy hoạch tại các điểm, cụm công nghiệp làng nghề, bố trí địa điểm thuận lợi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
- Sở TNMT chủ trì và phối hợp cùng các cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng nhiều công nghệ sạch và xử lý môi trường trong chăn nuôi nhằm giảm thiểu tối đa quá trình suy thoái môi trường.
- Đặc biệt Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp cùng các bên liên quan để giới thiệu và phổ biến nhiều công nghệ xử lý nước thải, rác thải, khí thải phù hợp với từng điều kiện làng nghề. Tăng cường phổ biến và ứng dụng nhiều thiết bị, công nghệ sản xuất sạch, thân thiện với môi trường để hạn chế tối đa các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình sản xuất.
- Sở Kế hoạch đầu tư kêu gọi thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa để đẩy mạnh công tác xả lý ô nhiễm môi trường tại các làng nghề.
- Sở Tài chính hỗ trợ kinh phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề theo mô hình xã hội hóa phù hợp với chủ đầu tư.
- Sở Xây dựng thu gom, tái chế và xử lý CTR sinh hoạt từ các cụm làng nghề.
UBND thành phố Hà Nội cũng thúc đẩy và hỗ trợ việc đánh giá tác động môi trường làng nghề tập trung. Cần tập trung đánh giá, dự báo nguồn thải và tác động của làng nghề đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Ninh Bình – Nan giải bài toán ô nhiễm môi trường làng nghề
Trên địa bàn tỉnh hiện có 75 làng nghề được công nhận bao gồm các làng nghề chế biến, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề xây dựng,… Đặc biệt làng nghề chế tác đá mỹ nghệ, chế biến lương thực, nông sản có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao nhất. Ô nhiễm không khí tại các làng nghề này chủ yếu là bụi, tiếng ồn. Mặc dù đã lắp đặt hệ thống hút bụi, đầu tư thiết bị dẫn nước đến quy trình cắt, mài nên giảm thiểu tối đa lượng bụi phát sinh.
Đối với nước thải từ các cơ sở chế biến lượng thực, thực phẩm phát sinh cũng khá lớn với khoảng 3.400 m3/ngày đêm. Trong đó, làng nghề bún Yên Ninh đã chủ động xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 500 m3/ngày đêm đi kèm với dự án cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Hiện nay, 11 hộ đã thực hiện việc thu gom, xử lý nước thải hầu như đều đạt quy chuẩn trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Nhờ việc cải tạo, nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật xử lý môi trường tại làng nghề mà nước thải được thu gom và xử lý dứt điểm, không còn xảy ra tình trạng xả nước ô nhiễm ra ngoài môi trường như trước đây.
Ở một số làng nghề có quy mô nhỏ khó phát triển vì mặt bằng sản xuất chật hẹp, còn nằm xen kẽ trong các khu dân cư nên gây khó khăn trong việc thu gom, xử lý chất thải còn gặp nhiều hạn chế và cần nguồn kinh phí lớn. Vì vốn đầu tư của các cơ sở sản xuất tại làng nghề còn thấp nên việc trang bị và ứng dụng công nghệ hiện đại hay đổi mới trang thiết bị - máy móc theo hướng thân thiện với môi trường.