Khai thác mỏ tạo ra nhiều chất thải độc hại
Đã kiểm duyệt nội dung
Hiện nay ngành khai thác mỏ đóng vai trò quan trọng, cung cấp nguồn nguyên, nhiên liệu quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp. Bất kỳ ngành nào cũng vậy, việc tạo ra chất thải tác động đến môi trường luôn là vấn đề lo ngại đối với nhiều người.
Đứng trước nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và BVMT thì việc tăng cường các quy định, nhu cầu quản lý khai thác bền vững trong ngành khai thác mỏ ngày càng trở nên cần thiết hơn. Do đó trong bài viết hôm nay, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ điểm qua một số tác động, nguồn phát sinh và các giải pháp tối ưu trong khai thác mỏ đối với môi trường xung quanh.
Khai thác mỏ tạo ra nhiều chất khí độc hại
Các mỏ khai thác phát sinh rất nhiều loại khí thải độc hại như CH4, CO2, CO2 và H2S. Vì tồn tại trong không gian hạn chế, các khí này khó phát tán mà tích tụ trong các mỏ. Vì thế chúng rất dễ cháy, nổ và độc hại. Cách hiệu quả nhất để ngăn chặn chúng là ứng dụng hệ thống thông gió khai thác chất lượng cao cũng như thiết bị phát hiện sớm.
Đối với khí metan
- CH4 là chất khí không màu, không mùi, rất dễ cháy, dễ nổ. Nó xuất hiện trong các quặng than, mỏ đá và là thành phần của khí tự nhiên mà chúng ta đốt cháy làm năng lượng.
- CH4 tích tụ trong quặng than cùng tầng đất đá lân cận. Khi thiết bị khai thác mỏ xâm nhập, khí sẽ ngấm vào các hố, nơi hình thành hỗn hợp khí metan gây nổ.
- Khí metan với nồng độ lớn thay thế nguồn oxy trong không khí có thể gây ngạt đối với người hít phải. Đối với con người khi không nhận đủ oxy, nó thường gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt và dẫn đến tử vong.
- Vì thế để trách tích tụ metan, điều quan trọng cần thông gió mỏ khai thác, cần giám sát và quản lý nghiêm ngặt.
Đối với cacbon dioxie (CO2)
- CO2 là chất khí không màu, mùi hăng. Mặc dù không có tính độc hại nhưng nó làm giảm lượng oxy sẵn có trong không khí, những triệu chứng thường gặp gồm buồn ngủ, chóng mặt, ngạt thở.
- CO2 hình thành vì sự phân hủy chất hữu cơ như sự tích tụ lượng khí lớn vì hệ thống thông gió kém hoặc tác động từ nhiệt độ, lượng than tiếp xúc hoặc loại than.
Đối với Cacbon monoxide (CO)
- CO không màu, không mùi, không vị nên rất khó phát hiện.
- CO là sản phẩm từ quá trình đốt cháy cacbon không hoàn toàn. Trong các mỏ than, lượng lớn CO tạo ra từ quá trình oxy hóa than hoặc vụ cháy nổ hầm mỏ khai thác.
Đối với hydro sulfit (H2S)
- H2S là chất khí rất độc, dễ cháy, không màu, mùi hăng. Nó xuất hiện khi có sự phân hủy của pyrit sắt trong mỏ khi có sự hiện diện của nước.
- H2S có độc tính cao dễ gây chết người. Ở mức độ thấp gây kích ứng mắt, mũi, nhức đầu, chóng mặt, khó thở.
Khai thác mỏ tạo ra nhiều nước thải độc hại
Chế biến khoáng sản
- Bao gồm các hoạt động khai thác, xay xát, phun nước, thu hồi dầu. Nước sử dụng đối với khoáng chất ở dạng rắn như than, sắt, cát, sỏi hay các chất lỏng như dầu thô, khí tự nhiên.
- Nước cũng dùng trong quá trình phân tách các khoáng chất thông qua quy trình hóa học, vật lý chứa nhiều hóa chất, chất rắn, kim loại nặng, chất phóng xạ,…
Dùng để kiểm soát bụi
- Khai thác khoáng sản phát sinh rất nhiều bụi vì thế người ta dùng nước để kiểm soát và ngăn chặn bụi trong chế biến và vận chuyển.
- Các hệ thống kiểm soát bụi ướt sử dụng vòi phun để ngăn bụi xâm nhập vào không khí.
- Nước sử dụng trong giai đoạn này thường chảy tràn trên bề mặt, cuốn trôi theo nhiều tạp chất, ngấm vào nước ngầm làm ô nhiễm tầng chứa nước.
Mặc dù nước rất quan trọng đối với khai thác mỏ nhưng cần có biện pháp quản lý nước bền vững. Việc cải thiện hiệu quả sử dụng nước được thực hiện bằng cách áp dụng công nghệ mới, quy trình hiệu quả hơn hoặc kết hợp tái chế, tái sử dụng nguồn nước thay thế.
Những giải pháp đề xuất bao gồm giới hạn lượng nước cần thiết, sử dụng chất lượng nước thấp hơn, xử lý nước thải khai thác để tái sử dụng và bảo vệ chất lượng nước thải sau khi sử dụng.