Khai thác nước ngầm sao cho hiệu quả
Đã kiểm duyệt nội dung
Từ xa xưa, con người đã biết khai thác nước ngầm để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống và sinh hoạt. Tuy nhiên, tình trạng khai thác quá mức lại dẫn tới vô số hệ lụy, đặc biệt là vấn đề sụt lún nghiêm trọng. Vậy làm sao sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý để không bị cạn kiệt? Trong bài viết này, hãy cùng moitruonghopnhat.com tìm hiểu nhé.
Vai trò của nước ngầm
Trong vòng tuần hoàn của nước, khi mưa, một lượng lớn đi vào ao hồ, sông suối, phần còn lại ngấm xuống đất, tích tụ và hình thành các tầng nước ngầm. Đây là loại nước phân bố hoàn toàn dưới bề mặt, tích trữ trong các không gian rỗng của đất, khe nứt của đá và các lớp trầm tích. Nguồn tài nguyên quý giá này có chất lượng ổn định, ít chịu tác động bởi ô nhiễm môi trường.
Với trữ lượng lớn, chất lượng tốt, dễ sử dụng nên nước ngầm đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh hoạt của con người:
- Cung cấp một nửa lượng nước uống toàn cầu
Theo thống kê, có 2 tỉ người trên thế giới đang sử dụng nước ngầm, ước tính khoảng 982km3/năm. Chỉ tính riêng ở Việt Nam trong năm 2013, có 17,2 triệu người sử dụng nước giếng khoan trong sinh hoạt, ăn uống.
- Chiếm 38% lượng nước tưới tiêu
Trong hoạt động nông nghiệp, nước ngầm được dùng để tưới tiêu cho hoa màu, cây ăn quả, là cứu cánh quan trọng của bà con nông dân vào những thời điểm hạn hán kéo dài.
- Góp phần điều hòa dòng chảy
Ngoài mang đến những lợi ích cho con người, nước ngầm còn góp phần ổn định dòng chảy của sông ngòi, đẩy lùi nạn xâm nhập mặn và gia cố các lớp đất đá trên bề mặt.
Tình trạng khai thác nước ngầm ở Việt Nam
Nước ta được đánh giá là có nhiều tiềm năng về nước ngầm, nhưng phân bố không đều, tập trung nhiều nhất ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Tổng lưu lượng khai thác của cả nước vào khoảng 10,5 triệu m3/ngày.đêm, chiếm 17,2% trữ lượng có thể khai thác.
Riêng thành phố Hồ Chí Minh, tổng lượng khai thác nguồn nước ngầm đã lên tới 716.581 m3/ngày (thống kê năm 2018), rơi vào các khu vực ngoại thành, hộ gia đình, xung quanh khu công nghiệp, khu chế xuất. Nhiều nhất là đối tượng hộ gia đình ở vùng nông thôn với hơn 136.000 giếng khoan, trong đó có hàng chục nghìn giếng khoan được đào tự phát, chất lượng nước không đảm bảo cho sinh hoạt.
Chính việc khai thác quá mức mà ở nhiều nơi, mạch nước ngầm bị suy giảm nghiêm trọng, vượt xa khả năng bù đắp của tự nhiên. Hệ quả tất yếu là cạn kiệt nguồn nước ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, trong khi nguồn bổ cập lại ở rất xa. Bên cạnh đó, nước ngầm ngày một ít đi, xâm nhập mặn sẽ lấn sâu vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của con người và đe dọa sụt lún tại nhiều nơi.
Việc khai thác mach nước ngầm một cách tùy tiện còn là cơ hội cho các chất ô nhiễm xâm nhập sâu vào lòng đất, gây suy giảm chất lượng nước.
Khai thác nước ngầm hiệu quả
Mặc dù có trữ lượng lớn, nhưng nước ngầm không phải là tài nguyên vô hạn. Nếu không biết khai thác hiệu quả, đến một lúc nào đó, các mạch nước ngầm sẽ biến mất và con người phải đối mặt với tình trạng thiếu nước cục bộ.
Để sử dụng bền vững nguồn nước dưới lòng đất, việc thiết lập và thực hiện nhất quán các mục tiêu nhằm giảm thiểu tối đa lưu lượng khai thác là vô cùng quan trọng. Các hoạt động ấy bao gồm:
- Quản lý quá trình khai thác nước ngầm. Việc khoan giếng lấy nước cần thực hiện theo quy hoạch và phải được giám sát chặt chẽ.
- Nguồn nước mặt hiện nay khá dồi dào, có thể tái tạo được. Do đó, hãy sử dụng nước mặt để thay thế nước ngầm.
- Đưa nước sạch đến gần hơn với người dân vùng sâu vùng xa. Đảm bảo 100% hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước an toàn.
- Trám lấp những giếng khoan không còn sử dụng để hạn chế tình trạng thâm nhập của các chất độc hại đến mạch nước ngầm.
Trong thời gian qua, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025, lưu lượng khai thác nước ngầm sẽ giảm từ 716.581m3/ngày xuống còn 100.000m3/ngày. Đây là hoạt động thiết thực, góp phần duy trì trữ lượng nước ngầm ở mức lý tưởng, nhằm bảo vệ môi trường sống bền vững.
Ngoài nước ngầm, việc xử lý nước thải, xử lý nước cấp hay các thủ tục hồ sơ môi trường cũng cần được quan tâm đầu tư. Nếu bạn là doanh nghiệp đang có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước hiệu quả, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn môi trường Hợp Nhất theo số Hotline: 0938.857.768. Mọi thắc mắc sẽ được chúng tôi giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất!