Khi nào phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường?
Đã kiểm duyệt nội dung
Dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho những trường hợp nào? Đây là thắc mắc mà Hợp Nhất tiếp nhận từ nhiều khách hàng khác nhau. Bên cạnh việc làm mới hồ sơ môi trường thì nhiều doanh nghiệp cũng phải lập lại hồ sơ như kế hoạch bảo vệ môi trường vì đây là quy định bắt buộc của Nhà nước.
Lập lại kế hoạch BVMT theo quy định nào?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 33 của Luật BVMT 2014 cùng với Nghị định 40/2019/NĐ-CP thì các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập lại kế hoạch BVMT thuộc các trường hợp dưới đây:
- Khi dự án thay đổi địa điểm hoạt động so với địa điểm đã được xác nhận trước đó.
- Khi dự án không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.
- Khi chủ dự án tiến hành đăng ký lại, trách nhiệm và thời hạn xác nhận kế hoạch BVMT theo quy định Điều 18 và Điều 19 của Nghị định 40.
- Trường hợp thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch BVMT đã được xác nhận đến cơ quan có thẩm quyền khi thay đổi.
- Trường hợp dự án có thay đổi về tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng lập ĐTM thì chủ dự án cần lập báo cáo ĐTM và gửi đến cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Một số trường hợp lập lại kế hoạch BVMT
Công ty sản xuất nhựa hoạt động 5 năm và thuộc đối tượng lập kế hoạch BVMT đã được cơ quan xác nhận. Tuy nhiên vì một số lý do nên Công ty đã chuyển về địa chỉ mới nhưng không thay đổi mặt hàng sản phẩm và công suất. Đối với trường hợp này có cần xác nhận lại kế hoạch BVMT không?
- Đối với trường hợp này, Hợp Nhất căn cứ vào quy định trên thì Công ty có thay đổi về địa điểm thực hiện dự án nên phải tiến hành lập hồ sơ đăng ký lại kế hoạch BVMT.
Trường hợp đối với dự án sản xuất vật liệu xây dựng được cơ quan cấp tỉnh xác nhận kế hoạch BVMT. Sau một thời gian hoạt động, chủ đầu tư điều chỉnh nhiều giải pháp trong sản xuất như phương thức sản xuất mới nhưng không làm tăng quy mô, công suất. Vậy trường hợp này có cần lập lại kế hoạch BVMT không?
- Đối với dự án này vì chủ dự án thay đổi phương thức sản xuất mà không làm tăng quy mô, công suất cũng như không làm phát sinh chất thải thì không cần phải lập lại kế hoạch BVMT. Tuy nhiên, chủ dự án cần thông báo bằng văn bản đến nơi đăng ký kế hoạch BVMT để được sự chấp thuận từ cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý và theo dõi.
Trên đây là những quy định cũng như một số trường hợp liên quan đến việc lập lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp. Căn cứ vào những thông tin trên và đối chiếu với dự án của mình thì bạn có thuộc đối tượng lập lại kế hoạch BVMT không?
Nếu Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thêm về dịch vụ tư vấn hồ sơ môi trường thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768. Chúng tôi sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc cũng như cung cấp đầy đủ dịch vụ theo mong muốn của khách hàng.