Khó khăn trong xử lý nước trạm y tế cấp xã
Đã kiểm duyệt nội dung
Tình trạng xử lý nguồn nước thải y tế phát sinh ở khu vực xã, phường,...thường áp dụng với nguồn thải lưu lượng nhỏ tuy nhiên vẫn chứa nguồn thải độc hại. Và việc xây dựng HTXLNT là điều kiện tiên quyết không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn xả thải mà còn góp phần đáng kể vào công tác BVMT. Thế nhưng trong thời gian qua, có rất nhiều hệ thống dừng hoạt động do hư hỏng hoặc hoạt động kém hiệu quả vì chưa được cải tạo – bảo trì thường xuyên.
Những khó khăn đối với nước thải y tế tuyến xã
Mặc dù có quy mô và phạm vi hoạt động nhỏ hơn nhưng các trạm y tế cũng thải bỏ nhiều chất thải độc hại chứa nhiều tạp chất ô nhiễm. Theo quy định, tất cả cơ sở y tế từ tuyến tỉnh đến xã, phường, thị trấn bắt buộc phải xây dựng, nâng cấp, bảo trì, sửa chữa và cải tạo các trạm xử lý nước thải ở địa phương. Đối với những hệ thống hiện có, bắt buộc phải duy tu, bảo dưỡng hệ thống định kỳ.
Thế nhưng, thực trạng đáng lo là nhiều cơ sở XLNT còn gặp một số hạn chế. Nhiều địa phương tuy đã có hệ thống nhưng phần lớn đều bị tạm dừng. Còn các trường hợp hệ thống có hoạt động nhưng kết quả chưa cao, người dân thường xuyên phản ánh tình trạng nước thải y tế gây ô nhiễm. Với những hệ thống ngừng hoạt động vậy nước thải sẽ được xử lý ra sao?
Trong khi đó, nhiều trạm đã vận hành nhưng vẫn chưa nhận bàn giao hồ sơ HTXLNT y tế như bản vẽ hoàn công, sổ theo dõi lưu lượng, vận hành hệ thống,… đúng quy định. Hoặc chưa được cấp kinh phí cho hoạt động bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống khiến nhiều hệ thống bị hư hỏng và hầu như khả năng hoạt động rất kém.
Các đơn vị quản lý hệ thống chưa chủ động đề xuất kinh phí sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống nên tình trạng này diễn ra nhiều năm nhưng vẫn chưa được xử lý nước thải y tế triệt để. Họ cho rằng vì quy trình xử lý nước thải chủ yếu diễn ra hệ thống bê tông kín nên không thể kiểm tra tất cả sự cố hoặc họ không có chuyên môn kỹ thuật vận hành.
Ứng dụng công nghệ Biofast làm sạch nước thải y tế
Mỗi hệ thống phải được khảo sát thực tế, đặc biệt kiểm tra thực trạng hệ thống XLNT trước khi lắp đặt, vận hành và bàn giao lại cho đơn vị quản lý. Các đơn vị chuyển giao có trách nhiệm hướng dẫn công tác bảo trì – bảo dưỡng đúng cách cũng như cách mua hóa chất xử lý phù hợp.
Hiện nay để XLNT y tế đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi trường, người ta ứng dụng công nghệ Biofast tích hợp nhiều công nghệ XLNT tiên tiến khác như:
- Xử lý bằng VSV yếm khí nhờ năng lượng mặt trời.
- Khuếch tán khí ozone rút ngắn thời gian oxy hóa gấp 10 lần.
- Hệ thống tự động pha hóa chất làm giảm đến 70% chi phí.
Cấu tạo của công nghệ hợp khối Biofast:
- Ngăn xử lý yếm khí: VSV yếm khí loại bỏ chất hữu cơ và sinh ra khí CH4 và CO2. Hiệu quả xử lý cao giảm BOD, COD đến 65 – 75%, SS giảm 90% cùng nhiều chỉ tiêu khác như N, P, amoni cũng giảm theo.
- Ngăn xử lý hiếu khí: bùn hoạt tính phát triển nguồn VSV hiếu khí có tác dụng oxy hóa tạp chất ô nhiễm. Các bông bùn sau đó sẽ lắng cặn nhờ tác dụng của trọng lực.
- Ngăn khử trùng: dùng Clo để khử trùng nước thải.
- Thiết bị khử mùi, khử độc: sử dụng ozon để loại bỏ khí CH4, H2S, NH3, HNO3 cùng nhiều chất độc hại.
Với những cải tiến trên, Biofast trở thành công nghệ khử mùi tiên tiến, chất lượng nước ổn định, tiêu chuẩn và tránh được nhiều sai sót khi vận hành. Hệ thống này rất phù hợp để XLNT y tế vì được thiết kế đặc biệt có thể chuyển đổi dễ dàng theo nhu cầu, xử lý nhanh chất ô nhiễm.
Có rất nhiều đơn vị rất chuộng sử dụng hệ thống này vì thiết kế gọn nhẹ, không chiếm nhiều diện tích, thời gian thi công nhanh và chất lượng ổn định. Ưu điểm của Biofast là vòng tuần hoàn khép kín với khả năng khử mùi hôi, khí độc nên chi phí vận hành rất thấp.
Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong các dự án xử lý nước thải này!