Không khí HCM ô nhiễm từ nguồn phát thải nào?
Đã kiểm duyệt nội dung
Qua các trạm quan trắc không khí tự động tại nhiều địa điểm khác nhau trên địa bàn cho thấy TP. HCM chỉ đứng sau thủ đô Hà Nội về mức độ ô nhiễm không khí. Vậy nguồn phát thải nào khiến không khí tại đây ô nhiễm ở mức nguy hại?
Các nguồn phát thải chính gây ô nhiễm
Dựa trên một số kết quả tính toán của tổ chức Y tế thế giới đối với từng ngành nghề, lưu lượng các chất gây ô nhiễm phát thải trong sản xuất công nghiệp tại HCM bao gồm:
- Luyện kim, cán thép: 470 tấn SO2; 1.800 tấn bụi; 19.000 tấn NO2 xả ra mỗi năm.
- Ngành vật liệu xây dựng: 630 tấn SO2; 155 tấn CO; 1340 tấn NO2; 40 tấn Hydrocacbon và 1280 tấn bụi mỗi năm được xả ra môi trường
- Nung, đốt từ các lò hơi công nghiệp, lò đốt rác: 580 tấn bụi; 85 tấn CO; 80 tấn SO2; 52 tấn Hydrocacbon và 8.800 tấn NO2 được xả ra mỗi năm.
- Xí nghiệp, nhà máy sản xuất: 4.600 tấn bụi; 45.000 tấn SO2; 1.300 tấn CO; 3.000 tấn NO2 được xả ra môi trường mỗi năm.
- Nhà máy nhiệt điện: 650 tấn bụi; 8.800 tấn NO2; 54.700 tấn SO2; 730 tấn Hydrocacbon và 2.000 tấn CO.
- Giao thông vận tải: 25 tấn chì; 1.100 tấn bụi; 4.500 tấn NO2; 1.200.000 tấn khí CO2; 116.000 tấn CO cùng 13.300 tấn Hydrocacbon được xả thải ra môi trường sau khi cả thành phố HCM tiêu thụ khoảng 200.000 tấn dầu Diesel và 210.000 tấn xăng;
Bên cạnh đó còn có nguồn phát thải từ các hiện tượng tư nhiên như: giông lốc, bão lũ,…hay trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người dân cũng gây nhiều thách thức cho công tác xử lý môi trường.
Chất lượng không khí nằm ngưỡng nguy hại
Với lưu lượng xả thải rất lớn từ các ngành nghề sản xuất khác nhau cộng với một số vấn đề bất cập trong công tác xử lý khí thải của một số doanh nghiệp khiến nhiều thời điểm chỉ số chất lượng không khí trên địa bàn thành phố nằm ngưỡng nguy hại – ngưỡng có hại cho sức khỏe tất cả mọi người. Có những thời điểm, HCM cùng Hà Nội đều lọt top 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới.
Các thành phần chất ô nhiễm có trong khí thải thường là những chất có độc tính cao như: NO2, HCl, CO, SO2, H2S,…tác động tiêu cực đến môi trường, phá hủy tầng Ozon gây ra một số hiện tượng biến đổi khí hậu. Các chất này cũng có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, kích thích hệ thần kinh gây ra một số bệnh liên quan đến đường hô hấp, thậm chí gây ung thư.