Khử mặn nước biển có khó không?
Đã kiểm duyệt nội dung
Khử muối chủ yếu loại bỏ muối và khoáng chất từ nước biển và biến nó thành nguồn tài nguyên có thể uống được. Điều này khá hữu ích cho những khu vực có nhu cầu nước tăng cao do khan hiếm nước, hạn hán, dân số tăng. Nhờ đại dương bao phủ hầu hết bề mặt trái đất mà nước biển cung cấp giải pháp lâu dài, bền vững hơn.
Nguồn nước sạch vẫn là mối quan tâm lớn trên thế giới. Vì thế mà nhiều nhà máy xử lý nước cấp đã áp dụng nhiều công nghệ để khử muối - khử mặn để cải thiện và tạo ra nguồn nước sạch trong tương lai.
Sản xuất nước muối
Khử mặn hỗ trợ và thích ứng nhanh với biến đổi khí hậu, đa dạng hóa nguồn cấp và chống lại sự suy giảm chất lượng nước. Trong quá trình khử muối, ½ lượng nước thu được thành nước ngọt, ½ còn lại thành nước muối đậm đặc chứa hóa chất độc hại. Các nhà máy khử muối sản xuất 141,5 triệu m3 nước mỗi ngày. Việc thải nước muối có thể gây tốn kém, nếu quay trở lại đại dương, nó có thể ảnh hưởng đến các sinh vật dưới biển.
Tuy nhiên, đây cũng trở thành cơ hội kinh tế mới khi chứa chất thải nhiều muối và uranium. Với Uranium được bán lại để giảm chi phí hoặc muối được sản xuất cung cấp thương mại. Với lợi ích này, nó làm động lực để các nhà máy chuyển sang khai thác hiệu quả hơn.
Lượng nước muối tạo ra giảm bớt khi quá trình khử muối hiệu quả hơn. Một loạt công nghệ màng lọc hiện đại như thẩm thấu ngược cần ít năng lượng và tạo ra ít muối hơn, hiệu suất xử lý phụ thuộc vào việc chuyển đổi các phương pháp lạc hậu sang công nghệ mới hiện đại hơn.
Nếu giai đoạn tiền xử lý bao gồm quá trình khử muối, nước cấp RO sẽ giảm mức độ của một số thành phần như kim loại hòa tan, VSV cùng các hạt. Nước muối cũng chứa chất hữu cơ còn sót lại từ nguồn nước điều hòa bằng polyme và chất chống đóng cặn.
Nước muối tạo ra thường có độ đục, chất rắn lơ lửng thấp và nhu cầu oxy sinh hóa BOD vì hầu hết các chất phải được loại bỏ do độ nhạy của quá trình màng. Nhưng nếu các dòng tiền xử lý trộn với nước muối thì hỗn hợp nguồn nước làm tăng độ đục, TSS và đôi khi BOD.
Tiêu thụ năng lượng
Năng lượng rất cần cho các ngành công nghiệp và quá trình khử muối cũng vậy. Ước tính mỗi nhà máy khử muối tiêu thụ 200 triệu kilowatt (GW) năng lượng mỗi ngày. Chi phí năng lượng chiếm 55% chi phí vận hành. Trong khi đó, một cơ sở xử lý nước uống chỉ tiêu thụ 1 triệu kilowatt/giờ/m3.
Năng lượng mặt trời cũng coi là giải pháp tiêu thụ năng lượng cao. Nhờ nguồn năng lượng bền vững này mà cải thiện tốt quá trình khử muối bằng nhiệt. Nó trở thành phương pháp xử lý nước hiệu quả, đòi hỏi ít chi phí hơn.
Muối có thể được loại bỏ khỏi nước biển bằng cách làm bay hơi và ngưng tụ nước bằng cách đẩy nước qua màng. Khi đó, các phân tử muối có kích thước lớn không có khả năng đi qua màng. Vì lý do này mà việc xử lý nhiệt thường áp dụng ở khu vực có năng lượng dồi dào, rẻ.
Bên cạnh đó, các nhà máy khử muối thường xây dựng gần các nhà máy nhiệt điện vì cần lượng lớn nhiệt để làm bay hơi nước biển. Nhiệt thải tạo ra như sản phẩm phụ trong quá trình phát điện thu hồi từ nhà máy khử muối.
Trong thẩm thấu ngược cần điện để vận hành máy bơm, máy nén hút để nước biển di chuyển qua màng. Sự gia tăng của nguồn điện tái tạo mở rộng cơ hội mới, được chứng minh qua sự phát triển các nhà máy khử mặn sử dụng năng lượng mặt trời kết hợp. Mức tiêu thụ năng lượng từ các nhà máy khử mặn nước biển phụ thuộc vào kỹ thuật, nồng độ TDS, nhiệt độ, công suất và vị trí nhà máy với nguồn nước tương ứng.
Truy cập moitruonghopnhat.com để biết thêm nhiều tin tức, công nghệ xử lý môi trường!