Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

LIÊN HỆ NGAY ĐỂ NHẬN GIÁ TỐT

Khủng hoảng khí hậu Châu Á – Thái Bình Dương


1289 Lượt xem - Update nội dung: 13-04-2020 10:56

Đã kiểm duyệt nội dung

Ô nhiễm không khí và khói bụi đã tạo nên cuộc khủng hoảng khí hậu tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương ở hiện tại và cả tương lai. Đây là khu vực tập trung nhiều quốc gia có tình trạng ô nhiễm tệ nhất trên thế giới. Các công ty sử dụng nhiên liệu hóa thách cần chuyển hẳn sang sử dụng năng lượng tái tạo. Đó là cách xử lý khí thải và chống biến đổi khí hậu thích hợp nhất trong thời điểm hiện tại.

Sơ lược về cuộc khủng hoảng khí hậu Châu Á - Thái Bình Dương

Với hơn 60% dân số thế giới, châu Á – Thái Bình Dương đã và đang hứng chịu nhiều cuộc khủng hoảng khí hậu và trở thành vấn đề cấp bách khi mà chúng len lỏi vào mọi ngõ ngách cuộc sống của người dân. Các đô thị lớn nhất châu Á bị bao trùm bởi khói mù độc hại, hàng trăm người chết vì thiên tai, nạn cháy rừng, hạn hán khiến nhiều quốc gia hầu như đều thiếu nguồn nước sinh hoạt.

Khủng hoảng khí hậu Châu Á – Tháo Bình Dương

Sở dĩ các thiên tai diễn ra liên tục vì các nước châu Á phát triển công nghiệp quá nhanh kèm theo tốc độ đô thị hóa khiến mật độ dân cư dày lên. Đặc biệt các thành phố lớn như Mumbai, Thượng Hải, TP. HCM, Bangkok, Jakarta chịu tác động nặng nề nhất. Khi tiếp cận gần hơn với xu hướng công nghiệp hóa - hiện địa hóa, hàng loạt ngành công nghiệp mũi nhọn ra đời, đóng góp to lớn vào tình hình kinh tế của mỗi quốc gia.

Trong đó có ngành công nghiệp than đá, tuy nhiên nó lại có mức phát thải khí carbon dioxin (CO2) vào hàng cao nhất nên ô nhiễm không khí xảy ra là điều dễ hiểu. Mặc dù nhiều nước đang nỗ lực hướng tới sử dụng năng lượng sạch và tăng cường các công tác bảo vệ - xử lý môi trường nhưng hoàn toàn bất lực vì xu hướng sử dụng than đá làm nhiên liệu vẫn chưa có dấu hiệu giảm đi.

Trong khi đó, thị trường và nhu cầu của con người đối với các đồ dùng gia đình như ô ô, điều hòa, hàng hóa tăng lên. Nên các hoạt động sản xuất các mặt hàng thiết yếu này càng tăng lại thải ra một lượng khí thải độc hại gây nên hiệu ứng nhà kính.

Tác hại của việc biến đổi khí hậu toàn cầu

Các chuyên gia về biến đổi khí hậu cho biết, mực nước biển đang dâng lên với tốc độ chóng mặt và nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 3 độ. Khí nhà kính ngày càng tăng, băng tan và còn nhiều hệ lụy khác nếu con người không kiểm soát được việc phát thải khí thải vào khí quyển. Nước biển dâng cao hơn 2 m, có khả năng 187 triệu người phải rời bỏ nhà cửa hoặc có thể nhấn chìm thành phố Thương Hải cùng nhiều nước Đông Nam Á vào năm 2050.

Có hơn 2,4 tỷ người hiện đang sống tại những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong đó, các hình thái thời tiết cực đoan tạo ra nhiều thảm họa đối với cuộc sống, sản xuất lương thực, nguồn nước hạ tầng và kinh tế - xã hội.

Lũ lụt và sạt lở đất đã tàn phá Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Bangladesh khiến hàng trăm người chết. Còn nhớ năm 2019, Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Sri lanka và Philippin thường xuyên hứng chịu nhiều cơn bão siêu lớn, bão nhiệt đới hoặc lốc xoáy làm hàng chục người chết, nhiều người phải rời bỏ nhà cửa và tổng thiệt hại lên đến hàng triệu USD.

Khủng hoảng khí hậu Châu Á – Tháo Bình Dương

Sẽ có ít nhất ¼ dân số thế giới không có nước sinh hoạt. Cuộc khủng hoảng này ngày càng lan rộng ảnh hưởng đến an ninh lương thực, xung đột và di cư bất ổn về tài chính.

Vì khủng hoảng khí hậu nên lượng mưa và mùa mưa sẽ thay đổi và có sự biến động lớn. Ngành nông nghiệp cũng vì thế chịu tác động vì tình trạng hạn hán kéo dài và thiếu nước sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Thái Lan hạn hán và Philippin hứng bão trong năm 2020

Hiện nay, tình trạng hạn hán diễn ra khắc nghiệt nhất trong vòng 40 năm qua tại các tỉnh miền Bắc, Đông Bắc và Miền Trung ở Thái Lan. Nhiệt độ tăng cao, tác động của thời tiết khắc nghiệt El Nino khiến thủ đô Bangkok và các đô thị khác rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng. Đường sá khô nứt, sạt lở đất, hạn mặn đã tác động lớn đến hoạt động sản xuất nước sạch ở Thái Lan.

Trái ngược hoàn toàn thì ở Philippin đang phải đối mặt với nhiều cơn bão lớn. Dự báo sẽ có nhiều cơ bão lớn ập đến vùng ven biển. Vì thế, Philippin cần cải thiện hạ tầng cơ sở và lập kế hoạch phát triển một cách phù hợp.

Xem thêm bài viết về dịch vụ xử lý nước thải giá tốt nhất thị trường!

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(17:06 11-12-2024)
Dịch vụ Vận hành hệ thống xử lý nước thải đạt hiệu quả sẽ giúp tối ưu chi phí, giúp hệ thống hoạt động ...
(17:00 11-12-2024)
Sản xuất giày dép cũng cần phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải để phục vụ các công đoạn sản xuất và ...
(10:03 11-12-2024)
Nước thải của nhà máy trên là nước thải sinh hoạt, với công suất thiết kế 100m3/ngày.đêm sẽ có chi phí dao động ...
(14:42 10-12-2024)
Chủ đầu tư muốn lắp đặt hệ thống xử lý nước thải với công suất 30m3/ngày để đủ điều kiện được cấp ...
(14:26 10-12-2024)
Trong quá trình gia công, sản xuất hàng may mặc, khí thải, bụi, bụi vải, khói thải lò hơi là những chất gây tác ...
(09:25 10-12-2024)
Tổng hợp một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo hiệu quả và giúp các chủ trang trại nuôi lợn tiết ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768