Kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Đã kiểm duyệt nội dung
Để xây dựng kết quả quan trắc đáng tin cậy và đáp ứng kỹ thuật quan trắc, các hệ thống quan trắc tự động, liên tục phải được kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lường theo quy định. Vì thế mà Bộ TNMT ban hành nhiều thông tư, nghị định, văn bản liên quan đến việc đo lường, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc đáp ứng nhu cầu đo đạc, tạo ra kết quả chính xác, đầy đủ nhất.
Khái niệm kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo lường
Kiểm định chủ yếu liên quan đến nhiều kỹ thuật đo theo một quy định để đánh giá tính chính xác cũng như mức độ phù hợp của thiết bị đo có phù hợp về quy chuẩn kỹ thuật cũng như các tiêu chí kỹ thuật của hệ thống.
Còn đối với hiệu chuẩn được hiểu là quá trình xác định, thiết lập mối quan hệ giữa đo lường và phương tiện để xác định chính xác các sai số, kỹ thuật đo lường với mục đích duy trì đơn vị đo của đại lượng hoặc làm chất chuẩn để so với phương tiện đo khác.
Vậy kiểm định và hiệu chuẩn có mối quan hệ như thế nào? Hiện nay, quá trình kiểm định, hiệu chuẩn thực hiện với mục đích so sánh phương tiện đo với chất chuẩn nhằm đánh giá sai số, cùng nhiều đặc trưng khác. Tuy nhiên về cơ bản sẽ có sự khác biệt như sau:
- Đối với kiểm định: bắt buộc phải thực hiện theo quy định, quy trình với vai trò đánh giá sự phù hợp thiết bị so với chỉ tiêu kỹ thuật; khi hoàn thành kiểm định sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả, tem kiểm định; thời hạn kiểm định cho từng thiết bị với thời hạn kiểm định từ 1 – 5 năm.
- Đối với hiệu chuẩn: mang tính tự nguyện theo yêu cầu tiêu chuẩn ISO cũng được cấp Giấy chứng nhận hiệu chuẩn kết quả, tem hiệu chuẩn; khi chủ cơ sở có yêu cầu thì mới tiến hành hiệu chuẩn nhưng thông thường thực hiện trong thời hạn 12 tháng. Quá trình hiệu chuẩn giúp hiển thị số đo phương tiện phù hợp cho từng phép đo khác nhau cũng như xây dựng mức độ tin cậy của phương tiện đo.
Kiểm định hiệu chuẩn thiết bị đo lường dùng chất chuẩn
Dùng dung dịch chuẩn COD, TSS để tiến hành hiệu chuẩn thiết bị quan trắc tự động khi thực hiện bằng phương pháp quang phổ.
- Dùng sensor điện hóa để hiệu chuẩn mà không cần dùng kết quả phòng thí nghiệm, nhưng phụ thuộc vào độ chính xác thiết bị, tuổi thọ, độ bền của sensor.
- Dùng thiết bị đo tốc độ gió cầm tay, đo tốc độ dòng khí cùng diện tích ống khói lấy giá trị chuẩn để hiệu chuẩn thiết bị đo đối với việc quan trắc tự động bụi, lưu lượng khi quá trình hiệu chuẩn gặp nhiều khó khăn.
- Dùng phương pháp lấy mẫu isokinetic để phân tích trọng lượng hiệu chuẩn để đo nồng độ bụi.
Nhắc đến việc kiểm định, hiệu chuẩn thì Thông tư 24/2017/TT-BTNMT có quy định các thiết bị quan trắc phải được kiểm định, hiệu chuẩn và thử nghiệm theo quy định liên quan đến quá trình đo lường kết quả. Theo đó tùy theo thông số mà tiến hành kiểm định với các tiêu chí như:
- Đối với hệ thống quan trắc khí thải tự động bao gồm đo lường SO2, NO, NO2, CO2, nồng độ bụi.
- Đối với hệ thống quan trắc nước thải tự động gồm thiết bị đo pH, EC, DO, TDS, độ đục.
Kiểm định, hiệu chuẩn theo quy trình nào?
Căn cứ theo Chương VI của Thông tư 24/2017/TT-BTNMT thì quá trình kiểm định, hiệu chuẩn phải thực hiện theo những công việc quan trọng dưới đây:
- Đầu tiên cần kiểm tra thiết bị bằng chất chuẩn trước khi đo nồng độ chất ô nhiễm tại hiện trường bằng tần suất theo quy định về quan trắc định kỳ.
- Các tài liệu liên quan đến việc hiệu chuẩn cần phải ghi chép, lưu lại hồ sơ thông qua biên bản, nhật ký vận hành, dữ liệu được in hoặc sao lưu trong bộ nhớ tương ứng với từng giá trị để cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo yêu cầu.
- Tiến hành đánh giá hiện trạng hệ thống bao gồm việc đánh giá bên ngoài (thiết bị quan trắc, thiết bị thu thập, lưu giữ, truyền nhận, camera, nhà trạm, nguồn điện,…) và đánh giá các yêu cầu kỹ thuật quan trắc.
Nếu Quý KH cần tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị quan trắc tự động, liên tục thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn cụ thể hơn.