Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

HẠN CUỐI ĐỂ HOÀN THÀNH GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG

Kiểm toán môi trường là gì?【Theo luật BVMT 2020】


505 Lượt xem - Update nội dung: 24-01-2024 11:45

Đã kiểm duyệt nội dung

Bạn đã từng nghe đến cụm từ "kiểm toán môi trường" nhưng chưa biết thông tin chi tiết về công việc này? Bài viết dưới đây, môi trường Hợp Nhất sẽ cung cấp thông tin tổng quan về kiểm toán môi trường để bạn nắm được thông tin.

Kiểm toán môi trường là gì?

1. Kiểm toán môi trường là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 74 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

Kiểm toán môi trường là việc xem xét, đánh giá có hệ thống, toàn diện hiệu quả quản lý môi trường, kiểm soát ô nhiễm của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Theo đó, kiểm toán môi trường được nhìn nhận như là một công cụ cung cấp các thông tin về môi trường. Kiểm toán môi trường được dùng làm cơ sở cho các đánh giá khả năng rủi ro về môi trường mà doanh nghiệp gây ra, nghĩa vụ môi trường của doanh nghiệp, cũng như mức độ thỏa mãn đối với các tiêu chuẩn hoặc luật lệ về môi trường.

Để thực hiện công tác bảo vệ môi trường một cách toàn diện và có hiệu quả thì không chỉ cần đến sự tổ chức, quản lý quá trình hoạt động của từng cá nhân, doanh nghiệp mà còn cần đến những đơn vị tổ chức chuyên trách quản lý, giám sát và thực hiện các công việc bảo vệ môi trường ở phạm vi lớn.

2. Mục đích của kiểm toán môi trường

Mục đích của kiểm toán môi trường là giúp bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn của con người bằng các biện pháp:

  • Tạo điều kiện cho việc kiểm toán, quản lí tình trạng thực tế của môi trường.
  • Đánh giá sự tuân thủ các chính sách của tổ chức, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về quy chế. Kiểm toán môi trường là một công cụ giám sát trợ giúp việc ra quyết định và giám sát quản lý môi trường.

3. Phân loại kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường được phân loại thành các loại như sau:

- Kiểm toán sự tuân thủ (compliance audits): Đây là loại kiểm toán nhằm đánh giá sự tuân thủ đối với các tiêu chí của luật pháp, quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn, giới hạn cho phép hoặc hướng dẫn của các tổ chức.

Kiểm toán đánh giá trách nhiệm (liability audits): Đây là loại kiểm toán được thực hiện qua thu thập thông tin từ các cuộc phỏng vấn, qua nghiên cứu các thông tin trong quá khứ và qua thanh tra tại các địa điểm để đánh giá trách nhiệm của các bên.

Kiểm toán chuyên biệt (specialized audits): Đây là loại kiểm toán bổ sung, là loại hình chuyên biệt của kiểm toán môi trường như kiểm toán đánh giá rủi ro, nguy hại, giảm thiểu chất thải và kiểm toán năng lượng.

4. Nguyên tắc và các bước kiểm toán môi trường

Dưới đây là thông tin về nguyên tắc và các bước kiểm toán môi trường:

4.1. Nguyên tắc thực hiện kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường là quá trình phân tích hệ thống công tác thu thập và đánh giá thông tin về môi trường của một hoạt động, một tổ chức hoặc một địa điểm dựa trên các nguyên tắc sau:

  • Cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác về hoạt động, tổ chức hoặc địa điểm cần kế toán.
  • Đầy đủ nguồn lực để thực hiện kế toán.
  • Hợp tác tốt từ phía tổ chức, doanh nghiệp được kiểm toán.
  • Có quy trình (protocol) kiểm toán (thí dụ bảng kiểm tra hoặc bảng câu hỏi).

4.2. Các bước kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường phải được thực hiện thông qua một nhóm chuyên gia môi trường có đầy đủ năng lực, bằng cấp, chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm trong công tác quản lý – tư vấn môi trường.

Các bước thực hiện bao gồm:

  • Chuẩn bị danh mục những câu hỏi, checksheet về môi trường;
  • Thực hiện khảo sát, đọc hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Liên kết, kiểm tra các hồ sơ pháp lý hiện hữu và đối chiếu với hệ thống quản lý thực tế;
  • Rà soát các hạng mục đã hoàn thành và đánh giá hiệu quả công việc;
  • Đưa ra các hạng mục chưa được hoàn thành và đề xuất biện pháp quản lý/ xử lý;
  • Đối với các hạng mục đã hoàn thành nhưng chưa đạt hiệu quả hoặc chưa tiết kiệm chi phí, nhóm Kiểm toán tư vấn đề nghị biện pháp khác phù hợp hơn;

Kết thúc kiểm toán: tiến hành tổ chức cuộc họp với Trưởng ban đề nghị kiểm toán tại cơ sở và nhân sự có liên quan. Nhóm kiểm toán trình bày tổng quát những nội dung đã và chưa đạt được mục tiêu, đề xuất biện pháp cải thiện và phương án xử lý.

5. Tổng kết

Như vậy nội dung bên trên đã cung cấp thông tin cơ bản về kiểm toán môi trường, hy vọng rằng thông tin mà môi trường Hợp Nhất chia sẻ này sẽ hữu ích cho bạn, giúp bạn hiểu một phần nào đó thông tin về công việc này.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(16:07 04-10-2024)
Ngoài ra, chủ đầu tư cần chuẩn bị thêm các giấy tờ có liên quan khác như: Giấy đăng ký kinh doanh, giấy tờ đất, ...
(08:36 04-10-2024)
Mỗi cơ sở, làng nghề sản xuất bánh tráng sẽ có quy trình sản xuất khác nhau tùy vào sản phẩm đầu ra phân phối ...
(10:24 03-10-2024)
Việc lắp đặt hệ thống xử lý bụi, khí thải là yếu tố then chốt để kiểm soát bụi, khí thải, đảm bảo vệ ...
(10:06 02-10-2024)
Quy định về tái sử sụng nước thải để tưới cây phải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định tại ...
(11:53 01-10-2024)
Trên đây là một số thông tin về đặc điểm và quy trình xử lý khí thải sản xuất linh kiện điện tử tại một nhà ...
(08:47 01-10-2024)
Sản phẩm tôm đông lạnh là ngành hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản ở ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768