Cách kiểm tra và xử lý nước thải sinh hoạt nhiễm bẩn
Đã kiểm duyệt nội dung
Nguồn nước thải sinh hoạt bị nhiễm bẩn
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới có đến 80% các bệnh của con người có liên quan đến nguồn nước. Trong xu hướng hội nhập như hiện nay, con người rất khó giữ gìn và bảo vệ được nguồn tài nguyên nước trước những thay đổi trên toàn cầu.
Nước thải nhiễm bẩn không chỉ gây ra các căn bệnh nguy hiểm mà hơn hết chúng còn là nguyên nhân làm tổn thất đến nền kinh tế khi gián tiếp làm hư hỏng, biến dạng nhiều đồ dùng và thiết bị trong gia đình. Nhiều nước trên thế giới đang dần mở rộng và phát động nhiều chiến dịch xử lý nước thải sinh hoạt nhằm hướng đến xây dựng môi trường sống tốt nhất cho con người.
Có khá nhiều quốc gia như Nhật Bản, Úc, Mỹ, Đức,… hầu như đã hoàn thành 100% chỉ tiêu đề ra như phát triển nhiều công nghệ xử lý nước thải hiện đại, tập trung đào tạo cán bộ nhân viên môi trường tiếp thu nhiều kiến thức mới hoặc đẩy mạnh phong trào nâng cao ý thức của con người.
Ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, bảo vệ môi trường có những chuyển biến tích cực hơn như xóa bỏ các khu vực ô nhiễm, xây dựng hệ thống XLNT mới, ứng dụng nhiều trang thiết bị máy móc thì con người cũng dần quan tâm đến sức khỏe của mình hơn. Nước thải nhiễm bẩn chính là nguyên nhân gây ra không ít căn bệnh nguy hiểm đối với con người.
Hãy tìm ra phương pháp nhận biết nước thải nhiễm bẩn để đẩy lùi bệnh tật và mang đến chất lượng cuộc sống tốt hơn. Dưới đây là một số cách nhận biết nước thải nhiễm bẩn mà công ty môi trường Hợp Nhất muốn gởi đến bạn đọc tham khảo qua.
Cách nhận một số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Cách nhận biết nước nhiễm Mangan
Đặc tính: Mangan là một nguyên tố hóa học, tồn tại dưới dạng ion hòa tan (Mn2+). Mangan là kim loại có màu trắng bạc.
Cách nhận biết: Mangan thường có biểu hiện mùi tanh, đục, màu vàng và thường tạo thành lớp cặn đen bám dính vào thành và đáy dụng cụ chứa nước như bồn chứa, máy giặt, bồn tắm, vòi sen. Hoặc khi sử dụng nước Mangan để nấu ăn, thức ăn sẽ chín lâu hơn như thường lệ. Khi dùng nước này để pha trà sẽ làm cho nước chuyển sang màu đen, pha cà phê sẽ làm mất vị của cà phê.
Tác hại của nước nhiễm Mangan:
- Với hàm lượng Mangan cao, cơ thể sẽ tích tụ nhiều độc tố và hình thành nên hội chứng manganism gần với triệu chứng bệnh Parkinson
- Sử dụng nước Mangan lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh, phổi, thận và tim mạch
- Sử dụng nước nhiễm Mangan làm giảm khả năng ngôn ngữ, giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động
- Đặc biệt nghiêm trọng đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ nếu sử dụng nguồn nước nhiễm mangan
Cách nhận biết nước nhiễm Clo
Đặc tính: Clo là chất khí, có ánh vàng, khối lượng riêng nặng hơn không khí 2,5 lần. Cách nhận biết rõ nhất là tiến hành đun nước nhiễm Clo, bạn sẽ thấy cặn bám ở đáy dụng cụ, nếu chứa nước ở các phích sẽ thấy các mảng bám trong lòng phích. Nước nhiễm Clo thường có mùi hôi khó chịu như mùi của thuốc tẩy hoặc nước ở bể bơi.
Tác hại của nước nhiễm Clo: nếu sử dụng nước nhiễm Clo vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bạn và gia đình. Clo dư là nguyên nhân khiến sạm da, viêm kết mạc, tóc khô, dễ gãy. Đối với trẻ em sẽ gây ra các triệu chứng như hen suyễn và dị ứng. Đối với phụ nữ mang thai có thể dẫn đến xảy thai, thai nhi bị dị tật.
Cách nhận biết nước nhiễm Asen
Đặc tính: Asen là chất độc không dễ nhận biết bằng cảm quan, kể cả đun sôi hoặc lọc vi trùng cũng không thể nào loại bỏ chất này hoàn toàn ra khỏi nguồn nước.
Cách nhận biết: Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng Asen an toàn với cơ thể với hàm lượng dưới 10 ppb. Vì thế để đảm bảo nguồn nước đạt chất lượng không nhiễm asen, hộ gia đình cần chủ động đem nguồn nước đến xét nghiệm tại các trung tâm để kiểm tra hàm lượng asen.
Tác hại: xuất hiện những đốm màu nâu sẫm trên cơ thể, gây niêm mạc trên lưỡi, bàn tay, bàn chân. Thậm chí có thể gây ung thư gan, phổi, bàng quang và thận.
Cách nhận biết nước nhiễm phèn – sắt
Cách nhận biết phèn – sắt tốt nhất dựa vào cảm quan với màu vàng đục, vị chua, mùi tanh hoặc bạn có thể quan sát trực tiếp các vật dụng trong nhà có tiếp xúc với nước nhiễm phèn sắt sẽ có vết hoen ố hoặc rỉ sét. Có 2 cách nhận biết nước nhiễm phèn – sắt đơn giản nhất:
- Sử dụng nhựa chuối: sử dụng giọt mủ bẹ chuối trộn hỗn hợp cùng nước nhiễm phèn, nếu nước ngả màu đậm cho thấy nước thải nhiễm phèn
- Sử dụng nước chè: trực tiếp cho nước giếng khoan và nước chè tiếp xúc với nhau, quan sát thấy màu nước chuyển sang tím thẫm cho thấy nguồn nước nhiễm sắt rất cao
Tác hại: làm hư hỏng các vật dụng gia đình, hoen ố, rỉ sắt, làm hỏng quần áo, khô da, phồng, tróc vảy và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người như các bệnh về đường tiêu hóa, ung thư, da,…
Cách nhận biết nước nhiễm Amoni
Amoni (NH3) là chất khí không màu, có mùi khai và tồn tại dưới 2 dạng NH3 và NH4+. Nếu hàm lượng Amoni vượt quá 20mg/l sẽ xuất hiện mùi khai giống như mùi nước tiểu. Khi sử dụng nước nhiễm amoni để luộc thịt, dù đã chín nhừ nhưng thịt vẫn có màu đỏ giống như thịt chưa chín.
Nếu hàm lượng quá cao sẽ chuyển hóa thành các chất độc hại khác, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.
Cách nhận biết nước cứng (nhiễm canxi)
Nước cứng là dạng nước rất phức tạp, hầu như không thể quan sát bằng mắt thường mà nhận biết chúng ngay được. Chỉ nhận biết được nước cứng thông qua quá trình đun sôi nước, nếu thấy xuất hiện tượng váng, cặn trắng bám xung quanh thiết bị chứng tỏ nguồn nước của bạn bị nhiễm canxi.
Tác hại: nước cứng chiếm phần lớn trong nước thải sinh hoạt hằng ngày, chúng là tác nhân làm giảm khả năng tạo bọt của xà phòng, làm trà, cà phê mất vị ngon, hình thành nên những mảng bám dính trên bát đũa và thiết bị gia dụng của gia đình. Đối với sức khỏe, chúng gây tắc nghẽn động mạch, tĩnh mạch, sỏi thận và thậm chí đột qụy, tim mạch.
Để có thể có thêm các phương pháp xử lý nước thải ô nhiễm hay các dịch vụ liên quan đến hồ sơ môi trường, Quý khách vui lòng liên hệ tới hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất!