Kiên Giang - Ô nhiễm nhiều tuyến kênh mặn
Đã kiểm duyệt nội dung
Đối với người dân miền Tây, các tuyến kênh ngăn hạn mặn vô cùng quan trọng và hết sức cần thiết, nhất là vào mùa hạn. Những tuyến kênh này được xây dựng và thi công dựa trên từng điều kiện địa ký và tự nhiên thích hợp trong việc cung cấp nước cho người dân.
Thế nhưng, tình trạng ô nhiễm trên những tuyến kênh này ngày càng trở nên nghiêm trọng. Không chỉ dừng lại ở việc gây ô nhiễm nguồn nước mà nó còn đe dọa đến sức khỏe của người dân với nhiều hậu quả khó lường. Trong thời gian này, chính quyền tỉnh Kiên Giang ra sức kêu gọi người dân nâng cao nhận thức cũng như tìm biện pháp xử lý nước thải ở các tuyến kênh hạn mặn này.
Tình trạng ô nhiễm nhiều tuyến kênh
Vốn dĩ Kiên Giang đề cao vai trò của những tuyến kênh này là vì khu vực này giáp biển, vào mùa khô thiếu nước trầm trọng nên phải đốc thúc xây dựng công trình kiểm soát nước này để ngăn ngừa mặn xâm nhập vào hệ thống nước mặt, nước ngầm hoặc các công trình thủy lợi ở địa phương. Nhờ vậy mà một lượng lớn nước ngọt được dự trữ giúp người dân ổn định sinh hoạt, chú trọng công tác sản xuất trong những ngày nắng nóng diễn ra.
Trong đó, một thực tế cũng đang diễn ra song hành đó là ô nhiễm môi trường. Hầu hết công trình này đều đe dọa đến sức khỏe người dân. Trước hết phải kể đến việc ngăn mặn khiến nguồn nước ngọt bên trong không thể lưu thông nên đây là lý do khiến nạn xâm lấn của lục bình diễn ra trên phạm vi khá rộng.
Theo ghi nhận được, các tuyến kênh vùng U Minh Thượng lục bình sống trôi nổi dày đặc, che kín hết khu vực. Và không thể không nhắc đến sự hiện diện của rác thải, đặc biệt là chất thải nhựa. Đa phần là do ý thức của người dân chưa cao, thiếu sự quan tâm quản lý của chính quyền địa phương nên việc xả rác gây ô nhiễm tiếp diễn thường xuyên.
Một số hộ dân nghèo sống ở dọc các tuyến kênh vẫn hàng ngày lọc nước dưới kênh ở sinh hoạt. Mặt dù quá trình lọc được trang bị kỹ lưỡng nhưng vẫn không tránh khỏi hiện tượng các lớp váng màu vàng kèm mùi hôi tanh khó chịu. Vì thế mà hiện nay hầu như mọi người đều không dám sử dụng nguồn nước này.
Điều đáng quan ngại nhất là rác thải nhựa không chỉ làm mất thẩm mỹ cảnh quan mà vì đặc tính khó phân hủy của chúng nên sẽ phát sinh nhiều nguy hiểm khó lường. Cứ đến mùa nắng, lượng rác sinh hoạt này càng tăng lên, vì chậm phân hủy nên chúng gây mùi hôi khó chịu. Chưa kể trong rác thải chứa nhiều chất hữu cơ, chất vô cơ, vi khuẩn, nấm, mầm bệnh nếu không xử lý môi trường kịp thời sẽ làm lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Trong đó, tổng lượng chất thải rắn phát sinh khoảng 450,07 tấn/ngày. Nhưng toàn bộ rác thải tại các bãi chôn lấp đã và đang gây ô nhiễm vì chưa được xử lý đúng cách, thiếu kinh phí thực hiện. Vì thế, tình trạng xả rác bừa bãi xuống các kênh mương nước này trở thành “thói quen” đối với một bộ phận người dân thiếu ý thức.
Ngoài ra, khu vực nông thôn đông dân cư nhưng vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên phần lớn nước thải được thải ra kênh, rạch gây ô nhiễm môi trường. Ước tính mỗi ngày, nước thải công nghiệp khoảng 29.000 m3, nước thải chăn nuôi 80.270 m3, tổng lượng nước thải sinh hoạt khoảng 153.326,44 m3 gồm nước thải sinh hoạt đô thị chiếm 52.197,32 m3 và nước thải sinh hoạt nông thôn chiếm đến 101.129,12 m3.
Biện pháp khắc phục ô nhiễm
Đứng trước nguy cơ ô nhiễm có khả năng lây lan nhanh, UBND tỉnh cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra việc chấp hành BVMT đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Điều này góp phần ngăn chặn và khắc phục các hậu quả ô nhiễm môi trường trong việc phát triển kinh tế - xã hội.
Hỗ trợ kinh phí, vốn đầu tư, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật xử lý cho các dự án xử lý nước thải, chất thải ô nhiễm nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhiều tuyến kênh nước. Thường xuyên thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường.
Xem thêm bài viết về xử lý nước thải tại Kiên Giang!