Kinh nghiệm xử lý không khí ô nhiễm quốc tế
Đã kiểm duyệt nội dung
Ô nhiễm không khí xuất phát từ nhiều nguyên nhân như vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu nhưng tác nhân lớn hơn nhiều đó là do con người gây ra. Hiện nay, Châu Á tập trung đến 10 đô thị ô nhiễm nhất hành tinh dựa theo báo cáo thống kê từ tổ chức Hòa bình xanh và IQAir. Lượng bụi mịn PM2.5 với nồng độ cao với số liệu đo được vượt gấp nhiều lần so với các thời điểm trước đó.
Nếu không kịp thời xử lý khí thải thì các tác nhân ô nhiễm sẽ trở thành yếu tố gây suy giảm tuổi thọ cho con người. Đáng chú ý nhất là Bắc Kinh (Trung Quốc) và New Delhi (Ấn Độ) là 2 thủ đô đang chật vật với cuộc chiến chống ô nhiễm.
Cách xử lý ô nhiễm môi trường từ Bắc Kinh và New Delhi
Bắc kinh – Trung Quốc (Thành phố không thấy mặt trời mọc)
Đợt ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nhất diễn ra tại Bắc Kinh vào năm 1961 với các chỉ số AQI vượt quá mức quy định và vượt quy chuẩn an toàn của WHO. Nghiêm trọng nhất vào tháng 12/2013, sương mù dày đặc bao trùm khoảng 25/31 tỉnh thành, ảnh hưởng đến 100 thành phố lớn và 800 triệu dân. Kể từ thời điểm này, người dân Trung Quốc dùng từ “thảm họa mù” để miêu tả về không khí.
Chưa hết, các hoạt động đốt than đá, phương tiện giao thông và sản xuất ô tô phát sinh ra lượng bụi mịn PM2.5 khá cao. Trong đó, hoạt động sử dụng than đá thải trực tiếp ra môi trường đến 40% lượng bụi mịn. Có thời điểm nồng độ bụi mịn PM2.5 không khí tại Bắc Kinh đo được là 100 microgram/m3 cao gấp 4 lần so với tiêu chuẩn của WHO.
Làm thế nào để Bắc Kinh vượt qua đợt khủng hoảng môi trường này?
Đầu tiên, năm 2012 chính phủ Trung Quốc thực hiện kế hoạch hành động ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm không khí, giảm lượng bụi mịn PM10 xuống 10% và PM2.5 xuống 25%.
Tiến hành cắt giảm lượng khí thải từ các phương tiện giao thông như giới hạn lượng xe đăng ký. Ban hành tiêu chuẩn nghiêm khắc với xe mới, xe đang sử dụng và cùng các loại xe khác. Nhờ hạn chế việc lưu hành theo từng thời điểm mà Bắc Kinh có thể loại bỏ hơn 2 triệu xe cũ, tăng khoảng 200.000 xe chạy điện bằng năng lượng sạch.
Cắt giảm và di dời nhiều nhà máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch như than đá, thay đổi công nghệ sản xuất và yêu cầu người dân chuyển đổi sử dụng năng lượng thân thiện với môi trường và loại bỏ bếp và lò sưởi dùng than.
Tại đây, họ tăng cường sử dụng các loại năng lượng tái tạo như gió, điện mặt trời,… Để tăng tốc quá trình xử lý khí thải công nghiệp, thành phố đã loại bỏ khoảng 2.600 doanh nghiệp gây ô nhiễm trong các lĩnh vực như công nghiệp, xi măng, sản xuất gỗ, chế biến giấy,…
Nhờ những kế hoạch cải cách mang tính thiết thực như vậy mà 8 tháng đầu năm 2019, thành phố Bắc Kinh giảm lượng PM2.5 xuống còn 42 microgram/m3, số ngày ô nhiễm chỉ còn 3 ngày và giảm tới 5 ngày so với cùng kỳ năm ngoái.
New Delhi – Ô nhiễm từ hoạt động đốt than
Chẳng kém cạnh Bắc Kinh, thành phố New Delhi của Ấn Độ cũng có ngưỡng ô nhiễm mức báo động khi chất lượng không khí luôn trong tình trạng xấu từ năm 2018 tới nay.
Được biết vị trí địa lý là nguyên nhân khiến New Delhi luôn trong thực trạng ô nhiễm không khí. Ấn Độ với thời tiết khô nóng, ít mưa, địa chất bất lợi, bao bọc bởi nhiều dãy núi cao nên New Delhi luôn tồn tại mức độ ô nhiễm không khí độc hại.
Ngoài địa hình hiểm trở, thành phố này còn giáp ranh với 2 bang Haryana và Uttar Pradesh có truyền thống sản xuất nông nghiệp lâu đời. Lượng chất thải nông nghiệp mà 2 bang này đốt khoảng 35 triệu tấn/năm. Vì hoạt động này mà chất lượng không khí ở New Delhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Quá trình hình thành môi trường không khí này có thể sản sinh ra lượng bụi mịn lớn, khí CO2 khổng lồ và có thể vượt qua hàm lượng khí thải phát sinh từ công nghiệp, phương tiện giao thông.
Năm 2019, dân số Delhi khoảng 29 triệu dân nên hạ tầng giao thông, phương tiện tăng nhanh đột biến và không có biện pháp xử lý môi trường, hạn chế ô nhiễm không khí.
Biện pháp đối phó với chất lượng không khí ô nhiễm:
- Chỉnh phủ ấn độ ban hành biện pháp nếu chất lượng không khí chạm mức nguy hại 3 ngày liên tiếp thì trẻ em sẽ được nghỉ học. Và không khí nguy hại 5 ngày liên tiếp thì thành phố sẽ cấm toàn bộ hoạt động phá dỡ, xây dựng nhà cửa.
- Khi 10 ngày liên tiếp mà môi trường không khí không được cải thiện thì thành phố sẽ cấm toàn bộ các hoạt động của động cơ chạy băng nhiên liệu diesel, tạm ngưng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện than từ bán kính 10 km từ trung tâm thành phố.
- Bên cạnh đó, thành phố còn tiến hành các biện pháp như hút bụi đường, phun nước và yêu cầu người dân trong nhà tránh di chuyển vào những ngày không khí nguy hiểm.
- Tuy nhiên với những kế hoạch mà New Delhi đưa ra hầu như vẫn chưa phù hợp và tình trạng ô nhiễm ở đây vẫn đang tiếp tục chìm sâu vào vấn nạn ô nhiễm.
Xem thêm bài viết về xử lý khí thải bằng phương pháp hấp thụ.