Hotline 1: 0938.857.768

Hotline 2: 0938.089.368

Dịch vụ môi trường cho doanh nghiệp

Kinh tế chịu sức ép từ ô nhiễm nguồn nước


1011 Lượt xem - Update nội dung: 26-03-2020 09:49

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốc độ phát triển kinh tế tăng trưởng chóng mặt phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện tự nhiên – xã hội, thời tiết, địa hình, khoa học – kỹ thuật, nguồn nhân lực dồi dào thì nó cũng bị chi phối bởi ô nhiễm môi trường nước. Trong khi các nước Nhật Bản, Singapore, Mỹ hay Anh cố gắng khắc phục và triển khai nhiều dự án xử lý nước thải quan trọng thì hầu hết ở các quốc gia kém phát triển thì nền kinh tế ngày càng suy giảm vì ô nhiễm.

Theo đó, chất lượng nguồn nước suy giảm là nguyên nhân kìm hãm sự tăng trường kinh tế. Chẳng hạn làm giảm khả năng sản xuất, giảm tỷ lệ cung – cầu đối với ngành công – nông nghiệp, đe dọa đến sức khỏe con người và gia tăng tình trạng nghèo nàn tại nhiều quốc gia.

Ô nhiễm nguồn nước xảy ra ở 17 quốc gia với tổng dân số gần 1,8 tỷ người. Cuộc khủng hoảng thiếu nước trầm trọng vì tình trạng xâm nhập ô nhiễm diễn ra trên quy mô rộng. Một số điểm nóng về ô nhiễm gồm các quốc gia ở Trung Đông, Bắc Phi, Châu Á (Ấn Độ và Pakistan), Châu Âu (San Marino), Châu Phi (Botswana) và Trung Á (Turkmenistan).

Kinh tế và ô nhiễm nguồn nước

Vì sao nguồn nước chịu ảnh hưởng từ ô nhiễm nguồn nước?

Ngân hàng Thế giới (WB), các nước thuộc khu vực các con sông ô nhiễm có tổng sản phẩm trong nước khoảng 0,82% GDP. So với tỷ lệ trung bình 2,33% thì tỷ lệ này khá thấp. Tại các nước có thu nhập trung bình, tốc độ tăng trưởng sụt giảm gần một nửa so với các quốc gia có thu nhập cao (GDP khoảng 0,43%).

Tuy nhiên, theo WB thì công tác giám sát chất lượng nguồn nước khá lơ là. Một số công tác thu thập dữ liệu, quan trắc tự động môi trường chưa đầy đủ. WB cho biết, các dữ liệu từ các vệ tinh về tình trạng nguồn nước cần được ghi nhận tại nhiều địa điểm khác nhau nhằm giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra.

Nhiều giải pháp phòng ngừa trong xử lý môi trường được đưa ra như tăng cường hiệu quả công tác thu thập thông tin bằng công nghệ blockchain, đẩy mạnh công tác phòng ngừa ô nhiễm và chú trọng đầu tư dự án mang tính ứng dụng bảo vệ môi trường.

Khuyến cáo cho biết nhiều loại vi khuẩn, hóa chất, tạp chất hay rác thải nhựa làm giảm lượng oxy hòa tan và tăng độc tính trong nguồn thải. Khi nồng độ nito quá cao sẽ tác động đến sự phát triển của trẻ em, giảm mức thu nhập của người lớn đến 2%. Trong khi đó, vì những tác động trực tiếp từ môi trường trở thành nguyên nhân khiến nhiều ngành kinh tế bị ngưng trệ quá trình phát triển.

Trong đó, chất lượng nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Chất lượng nước nông nghiệp nhiễm mặn, hạn hán, bão lũ, ô nhiễm làm biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến quá trình canh tác nông nghiệp. Sẽ có khoảng 170 triệu người đứng trước nguy cơ sụt giảm chất lượng nông nghiệp đáng kể.

Các nguồn ô nhiễm đổ vào nguồn nước:

Với ngành nông nghiệp, việc sử dụng nitrat có thể giúp tăng năng suất cây trồng nhưng nếu tích tụ lâu trong đất có thể ảnh hưởng đến tầng nước ngầm. Một lượng lớn nito dễ dàng xâm nhập vào nguồn nước thông qua việc bón phân cho canh tác cây trồng. Ngoài ra không chỉ nước ngầm mà nước sông, hồ và đại dương cũng chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Một số hạt vi nhựa và dược phẩm ngày càng nhiều. Hơn 90% tấn nhựa thải vào môi trường mỗi năm. Theo một số nghiên cứu, hạt vi nhựa còn tồn tại nhiều trong nước ngọt, nước máy hoặc nước đóng chai. Nhiều nhà máy xử lý nước thải xuất hiện ngày càng nhiều vì lượng thuốc kháng sinh trong nước ngày càng tăng. Điển hình nhất là con sông Hằng (Ấn Độ) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Kinh tế và ô nhiễm nguồn nước

Làm thế nào để cải thiện chất lượng nguồn nước?

Không chỉ con người cần nước để tồn tại và tất cả các lĩnh vực/ngành nghề đều cần nước để sản xuất và sinh hoạt như y tế, kinh doanh, công nghiệp, nông nghiệp hay xây dựng. Do đó cần xây dựng hệ thống sản xuất tuần hoàn để có thể sử dụng nguồn nước hiệu quả hơn.

Mật độ dân số thế giới tăng lên chóng mặt vì thế mà nhu cầu về nước ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên cũng như khả năng hủy hoại môi trường cao. Một số giải pháp bảo vệ môi trường mang tính thiết thực như xây dựng bể cacbon tại một số vùng đất ngập nước và đại dương. Cần áp dụng các kỹ thuật sản xuất nông nghiệp khí hậu thông minh và chú trọng đến công tác tái sử dụng nguồn nước thải an toàn hơn.

Ngân hàng Thế giới (WB) kêu gọi hành động để giải quyết những tác động tiêu cực đến con người và môi trường vì ô nhiễm nguồn nước. Thường xuyên thực hiện chiến dịch tuyên truyền để nâng cao nhận thức của con người. Tăng cường nỗ lực ngăn chặn và giảm thực trạng ô nhiễm. Tăng cường đầu tư công nghệ hiện đại để xử lý nước thải ô nhiễm.

Công ty tư vấn môi trường uy tín năm 2024

Để Lại Câu Hỏi

Bài viết khác
(11:24 09-09-2024)
Lưu lượng nước thải, mức độ ô nhiễm và mục đích sử dụng nước thải sau khi xử lý mà sơ đồ công nghệ xử lý ...
(09:11 07-09-2024)
Sự cố môi trường là “sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của ...
(08:33 07-09-2024)
Các nhà máy, cơ sở hoạt động cần trang bị hệ thống xử lý bụi bông hiệu quả để bảo vệ môi trường và sức ...
(11:43 04-09-2024)
Tại các nhà máy sản xuất sơn hoặc các ngành công nghiệp có phát sinh khí thải chứa nhiều hơi axeton thì giải pháp ...
(16:12 03-09-2024)
Việc lựa chọn nhà thầu xử lý nước thải thực hiện công trình bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp là hết sức quan ...
(09:19 03-09-2024)
Khí thải có lẫn hơi dầu thường sinh ra từ các quá trình hàn cắt kim loại trên máy CNC hoặc trong quá trình gia công các ...
TÌM KIẾM
Yêu cầu tư vấn
QUÉT MÃ ZALO OA
QR Code Zalo OA Môi trường Hợp Nhất
Về đầu trang
Hotline 0938.857.768