Kinh tế môi trường và vấn đề tồn đọng
Đã kiểm duyệt nội dung
Phát triển nền kinh tế đô thị song song với bảo vệ môi trường luôn là vấn đề khó giải quyết bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, cùng công ty xử lý nước thải - khí thải Hợp Nhất điểm qua một số vấn đề còn tồn đọng trong công tác xây dựng và phát triển kinh tế đô thị song hành với môi trường.
Nhiều vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết
- Những hậu quả do chiến tranh để lại, tác động xấu do một thời gian dài phát triển kinh tế không chú trọng đầy đủ, đúng mức đến môi trường,....
- Theo Nghị ̣quyết Đại hội IX của Đảng, vào khoảng năm 2010, GDP nước ta tăng gấp đôi so với năm 2000. Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế trung bình nếu GDP tăng gấp đôi thì mức độ ô nhiễm môi trường tăng 3 đến 4 lần. Điều này nói lên rằng, trong giai đoạn tới, nếu không có các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm thì hậu quả là môi trường nước ta sẽ bị ô nhiễm và suy thoái nghiêm trọng.
Lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường
- Với yêu cầu đối tiếp tục đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiên đaị hoá để đêń năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong điều kiên cơ sở hạ tầng thấp kém, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực, tiềm lực khoa học và công nghệ còn hạn chế nếu không ngăn chặn kịp thời dễ dẫn tới những hành vi chấp nhận, đánh đổi nhiều giá trị, lơi ích về môi trường để thực hiện các mục tiêu trước mắt đơn thuần về kinh tế. Đây là thách thức lớn nhất đối với môi trường nước ta, vì khi đã xẩy ra theo chiều hướng này thì việc khắc phục sẽ rất tốn kém.
Nguồn lực bảo vệ môi trường của nhà nước và các doanh nghiệp
- Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở đô thị và nông thôn, trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt là ở các xí nghiệp vừa và nhỏ, còn rất lạc hậu và thấp kém. Để giải quyết các vấn đề đang tồn tại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tự rất lớn cho môi trường, trong khi khả năng tài chính của nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp.
Sự gia tăng dân số di dân tự do và đói nghèo
- Tỷ lệ tăng dân số nước ta vẫn đang ở mức cao (khoảng 1,7%/năm), dự báo đến năm 2020 dân số sẽ sấp xỉ 100 triêu người. Nạn di dân tự do và chặt phá rừng làm nương rây, trồng cây công nghiệp còn khá phổ biến. Vấn đề nghèo đói ở các vùng sâu, vùng xa chưa được giải quyết triệt để (hiện có 2300 xã ở diện đói nghèo). Đây là thách thức sẽ gây sức ép lớn đối với cả tài nguyên và môi trường trên phạm vi toàn quốc.
Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp
- Nhận thức về trách nhiễm bảo vệ môi trường của các cấp lãnh đạo, các nhà quản lý, các doanh nhân và cộng đồng còn chưa đầy đủ. Ý thức tự giác bảo vệ môi trường trong cộng đồng còn thấp nên các hành vi gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tác động xấu đến môi trường còn khá phổ biến.
Tổ chức và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứng yêu cầu
- Hệ thống tổ chức quản lý môi trường chưa được hoàn thiện theo chiều dọc từ trên xuống dưới ở các bộ/ngành; năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập về cả nhân lực, vật lực̣, trang bị ̣kỹ thuật và về cơ chế quản lý.
- Việc phân công, phân nhiễm trong quản lý môi trường và tài nguyên giữa các cơ quan quản lý ở Trung ương cũng như ở địa phương còn có sự chồng chéo, trùng lặp, trong khi có chỗ lại bỏ trống. Sự phối hợp công tác giữa các bộ, ban, ngành ở Trung ương, giữa các sở, ban, ngành ở tỉnh/thành, cũng nhự giữa các địa phương với nhau thiêú hiệu quả, trong khi các vấn đề môi trường thường phức tạp, mức độ ảnh hưởng lớn, muốn giải quyết tốt cần có cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả.
Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra các vấn đề ngày càng cao về môi trường
- Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá, các bạn hàng quốc tế đã đưa ra các yêu cầu ngày càng cao về môi trường trong giao dịch thương maị. Đây là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi muốn mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác động của các vấn đề môi trường toàn cầu
- Những vấn đề môi trường toàn cầu và khu vực đang trực tiếp tác động xấu đến môi trường nước ta: hiệu ứng nhà kính, rác thải vũ trụ, suy giam̉ tầng ôzôn, mựa a-xít, biến đổi khí hâụ, hiên tượng El-nino, La-nina, khói mù do cháy rừng, ô nhiễm biển và đại dương, dịch chuyển ô nhiễm, mất rừng và suy thoái đa dạng sinh hoc....Các vấn đề môi trường xuyên biên giới, các vấn đề môi trường lựu vực sông Mê Kông và sông Hồng cũng đang ảnh hưởng xấu đến môi trường trong nước.
Chiến lược bảo vệ Môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02- 12-2003.